Làng Nghề Hội An Xuân này
uct
du lịch, tour du lich
Làng Nghề Hội An Xuân này (11/03/2019)
Thành phố Hội An có 04 làng nghề và 01 phố nghề đèn lồng; trong đó Làng Mộc truyền thống Kim Bồng, Làng Gốm Thanh Hà đã được UBND tỉnh công nhận vào năm 2014, Làng rau Trà Quế được công nhận năm 2016); hai Làng nghề: Tre dừa Cẩm Thanh, Phố nghề đèn lồng Hội An( khối An Hội, phường Minh An) đang làm thủ tục trình tỉnh công nhận .

Để thu hút khách tham quan về với làng nghề, thành phố đã ban hành các kế hoạch phát triển du lịch từng làng nghề; thành lập các BQL làng nghề và phát triển du lịch; liên kết với các lữ hành tạo tour tuyến tham quan các làng nghề.

Bằng nguồn vốn ngân sách (Trung ương, tỉnh và thành phố) và vận động vốn trong Nhân dân, hạ tầng các làng nghề của thành phố bước đầu được đầu tư, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển của làng nghề gắn với phát triển du lịch của địa phương. Các làng nghề không chỉ giải quyết lao động, nâng cao thu nhập của Nhân dân từ nghề mà còn là những điểm đến tham quan hấp dẫn, tạo sự đa dạng, phong phú sản phẩm văn hóa, du lịch của thành phố. Chính nhờ hoạt động du lịch, các làng nghề được bảo tồn, phát triển một cách bền vững, cũng tạo cơ hội nâng cao đời sống của Nhân dân.

Nổi bật nhất là tại làng gốm  phường Thanh Hà. Nhờ sự kết hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương, doanh nghiệp và các đơn vị chức năng của thành phố nên làng nghề có tuổi đời hơn 500 năm này thay đổi qua từng năm; đặc biệt trong năm 2018 làng nghề được khởi sắc hơn bao giờ hết: Với Lễ hội lần đầu tiên được tổ chức khá thành công để lại nhiều dấu ấn tốt đẹp khó quên của Nhân dân và du khách; hay sự say mê học nghề, tiếp sức cho làng nghề thăng hoa của nhóm bạn trẻ trong làng ... đã góp phần thu hút đông đảo du khách đến tham quan làng nghề, đưa thu nhập của 70 lao động trong làng nghề đạt mức cao nhất từ trước đến nay từ nguồn bán vé tham quan.

Anh Nguyễn Văn Đông (người con của làng nghề) phấn khởi chia sẻ: “ Những năm đầu khi tham gia trình diễn và hướng dẫn cho du khách cách chuốt các sản  phẩm gốm, vợ chồng anh có mức thu nhập tăng dần hằng năm; riêng trong tháng cuối năm 2018 vừa qua mức thu nhập đạt khá cao, ai cùng vui mừng( vợ anh được 6 triệu đồng, anh được 8 triệu đồng; còn cha mẹ anh là Nghệ nhân làng nghề được hưởng 10 triệu đồng).  

Để có được những thành công như hôm nay, chính quyền cùng người dân làng nghề Thanh Hà đã có những nỗ lực hết mình mà quan trọng hơn hết, đó chính là sự đồng thuận cao của người dân làng nghề, đặc biệt là các nghệ nhân đã có thâm niên, tâm huyết với nghề gốm truyền thống cha ông, họ đã thực sự truyền lửa nghề cho thế hệ trẻ.

Tạm biệt làng Gốm Thanh Hà tôi sang thăm làng Mộc Kim Bồng ở xã Cẩm Kim. Tuy nhiên hoạt động của làng nghề khá trầm lắng. Những năm trước đây chương trình famtrip trải nghiệm Kim Bồng cũng đã  hấp dẫn du khách khi muốn tìm hiểu các hoạt động, quy trình làm ra sản phẩm. Cuộc sống đời thường, lòng mến khách của bà con làng nghề cũng góp phần đã thu hút được nhiều du khách đến tham quan, trải nghiệm.

Theo Nghệ nhân Huỳnh Ri, những năm gần đây khách đến tham làng nghề ngày một ít hơn, chủ yếu khách Châu Á đến tham quan, không  mua sắm hay đặt hàng nên không kích thích sản xuất, thu nhập của bà con làng nghề thấp hẳn so với trước, những thợ trẻ được học nghề do không có việc làm nay đã bươn chải với công việc khác. Để làng nghề có sức sống mới, trước thèm năm mới, Nghệ nhân Huỳnh Ry  mong ước thành phố và các ngành  chức năng quan tâm về mặt quản lý, quảng bá làng nghề, nâng cấp hệ thống giao thông... để làng nghề phát triển bền vững.

Về Làng rau Trà Quế (Cẩm Hà ), nắng xuân trải dài những luống rau xanh mơn mởn, thu hút ngày càng đông đảo khách đến tham quan trải nghiệm. Việc quản lý làng nghề cũng đã được Thành phố phân cấp quản  lý về cho chính quyền địa phương. Tuy nhiên do thiếu tính chuyên nghiệp nên hiệu quả mang lại cho những chủ nhân làng nghề không nhiều ...

Là một đô thị du lịch, Hội An luôn phải vận động, tạo những sản phẩm du lịch mới trên nền tảng các giá trị văn hóa, tự nhiên của địa phương. Các làng nghề truyền thống vốn được xem là một trong những sản phẩm văn hóa đặc trưng của địa phương cần phải được bảo tồn, phát huy, phát triển. Vì vậy, việc bảo tồn và phát triển làng nghề gắn với phát triển du lịch luôn là quan điểm nhất quán trong lãnh chỉ đạo của Đảng bộ và chính quyền thành phố. Từ quan điểm đó,  thành phố luôn nỗ lực khắc phục những hạn chế để thu hút nhiều hơn du khách đến tham quan trải nghiệm, để rồi từ đó tạo nguồn thu nhập cao cho bà con- những linh hồn của  làng nghề.

Đầu năm 2019  Trung tâm VH-TT & truyền thanh truyền hình TP.Hội An, được đón thêm nguồn nhân lực trẻ cũng là thời gian Trung tâm tiếp nhận làng rau Trà Quế và mộc Kim Bồng để củng cố, vận hành, kết nối với du khách, doanh nghiệp lữ hành nhằm phát huy hai làng nghề này. Đây là tín hiệu vui. Hy vọng hai làng nghề truyền thống riêng có và độc đáo của Hội An  sẽ khởi sắc cùng Xuân Kỷ Hợi

.

Làng rau trà Quế

Hoàng Ngân

Lượt xem:  1,745 Bản in Quay lại

Tin đã đưa
Trang 1 / 9 1 2 3 4 5 6 7 8 9
 Go To 
 
Xem theo ngày :

Văn bản mới

banner van ban trung uong

Video Clip

This text will be replaced

Thư viện hình ảnh

Website các phòng ban - xã phường