Lịch sử hình thành
uct
du lịch, tour du lich
Giới thiệu > Lịch sử hình thành
Lịch sử hình thành xã Cẩm Hà
(26/04/2017)
VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ VÙNG ĐẤT VÀ CON NGƯỜI CẨM HÀ QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ

 I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LÀNG XÃ VÀ SỰ THAY ĐỔI ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH - ĐỊA DANH Ở CẨM HÀ:

1. Sự hình thành các xứ, ấp thuộc làng Thanh Hà:

- Bối cảnh lịch sử thế kỷ XIV, XV, XVI và các luồng di cư từ Bắc vào Nam. Sự hình thành các làng xã và phố thị ở Hội An.

- Nghiên cứu và mô tả kỹ về qúa trình hình thành các xóm ấp của làng Thanh Hà xưa gắn với công đức của “Bát tôn tiền hiền” và “Bát tôn hậu hiền”. Chú ý các nguồn tư liệu thư tịch cổ, văn bia, gia phả, hương phả, mộ tổ, tương truyền dân gian...

- Lần lượt giới thiệu 13 xóm ấp cũ về thời gian hình thành, pham vi không gian, nguồn gốc địa danh: Thanh Hà, Thanh Chiếm, An Bang, Hậu Xá, Nam Diêu, Bộc Thủy. Tiếp theo là Bàu Súng, Bàu Ốc, Trảng Kèo, Cửa Suối, Bến Trễ, Trà Quế, Cồn Động... và các địa danh khác. Lưu ý: Đối với các xứ/xóm/ấp thuộc phường Thanh Hà hiện nay chỉ nêu khái lược bối cảnh chung, chủ yếu tập trung đề cập kỹ các xứ/xóm/ấp thuộc xã Cẩm Hà hiện nay.

- Chú ý lý giải các địa danh ngày xưa thường bắt nguồn từ cố hương (tên làng cũ ở miền Bắc), hoặc do đặc điểm về địa lý, điều kiện tự nhiên, hình thể địa chất, nghề nghiệp... mà tiền nhân chọn tên đặt cho xóm, ấp, xứ, làng. Ví dụ vì sao đặt tên Trảng Kèo, Trà Quế, Báu Ốc, Cửa Suối, Đồng Nà…

- Mô tả về các sông bàu, cồn nổng, mương, đầm...

2. Sự thay đổi địa giới hành chính và địa danh qua các thời kỳ lịch sử.

- Cơ cấu hành chính của làng Thanh Hà trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, trong đó có các xứ, xóm của Cẩm Hà ngày nay.

- Thành lập Khu I - Hường Hiệu năm 1946.

- Thành lập Khu Hội Điền cuối năm 1949 (nhập cùng Khu V Nguyễn Bính- Cẩm Châu ngày nay) và An Bàng, Tân Thành.

- Sát nhập vào Khu Điện Hải - Điện Bàn tháng 7/1950.

- Thành lập Khu Tây thuộc Thị xã Hội An tháng 3/1951.

- Thành lập xã Cẩm Hà thuộc Khu hành chính Cẩm Phô (1956), sau là quận Hiếu Nhơn thuộc tỉnh Quảng Nam (1963).

- Thành lập 2 Đội công tác (K2 và K3) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ

- Xã Cẩm Hà sau Ngày giải phóng đến năm 1999.

- Tách xã thành lập 3 đơn vị hành chính mới: xã Cẩm Hà và Phường Thanh Hà, một bộ phận thuộc Phường Tân An.( Số: 71/1999/NĐ-CP ngày 16 tháng 08 năm 1999 

3. Điều kiện tự nhiên- xã hội của Cẩm Hà ngày nay:

- Địa lý tự nhiên: Vị trí, mối liên hệ liên vùng với các địa phương khác, tổng diện tích toàn xã (diện tích ao đầm, sông ngồi, đất lúa, đất màu, đất ở….), các trục giao thông đường bộ, đường thủy…

- Địa lý hành chính: cơ cấu hành chính (các thôn trực thuộc xã và các tổ dân cư), hệ thống chính trị (tổ chức đảng và các đoàn thể xã hội) và tổ chức hành chính- sự nghiệp của xã và trên địa bàn xã hiện nay.

- Địa lý dân cư: Tổng số hộ gia đình, nhân khẩu, lao động, cơ cấu dân số, cơ cấu lao động; thành phần dân cư (tôn giáo, dân tộc, gia đình chính sách….).

II. CÁC GIÁ TRỊ  ĐẶC TRƯNG VỀ KINH TẾ, VĂN HÓA, XÃ HỘI:

          1. Đời sống kinh tế:

          - Truyền thống lao động cần cù chịu thương chịu khó... những công trình kênh mương, đê đập...

          - Các hình thức lao động sản xuất tiêu biểu và sự chuyển đổi cơ cấu ngành nghề trong lao động.

          - Các làng nghề truyền thống: làm ruộng, làm vườn (rau, cây cảnh), đánh bắt cá tôm, chăn nuôi…

2. Các giá trị đặc trưng về văn hóa- xã hội:

- Vai trò và những đóng góp của vùng đất, con người Cẩm Hà trong việc hình thành nên di sản văn hóa Hội An (giếng cổ Trà Quế, các di chỉ khảo cổ học, con đường thương mai trên sông Cổ Cò…)

- Văn hóa tộc họ: Thể chế tông pháp, nghi thức sinh hoạt, thờ cúng tổ tiên...chú ý mô tả các đình làng, mộ tổ, lăng miếu và các thiết chế văn hóa làng xã khác.

- Văn hóa làng xã: đình làng, nhà thờ tộc, lễ hội, lễ lệ dân gian, sinh hoạt tín ngưỡng... Chú ý miêu tả kỹ từng nội dung.

- Văn hóa tôn giáo: Sự ra đời các chùa Phật giáo nổi tiếng ở Cẩm Hà (Phước Lâm, Chúc Thánh, Vạn Đức…)

- Truyền thống hiếu học, những danh nhân tiêu biểu của địa phương (Nguyễn Điển, Nguyễn Duy Hiệu…)

 

III. TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC TRƯỚC KHI ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI:

          1) Nguồn gốc ý thức cộng đồng và tinh thần dân tộc:

- Tinh thần yêu nước được hun đúc trong lịch sử mở đất, lập làng.

- Chế độ cai trị của chính quyền thực dân phong kiến

- Cuộc sống đầy tối tăm cơ cực vì kiếp lầm than nô lệ

2) Các cuộc đấu tranh:

- Các làng ấp của Cẩm Hà tham gia Phong trào Nghĩa Hội Quảng Nam- Khởi nghĩa Nguyễn Duy Hiệu: Chú ý các nhân vật Nguyễn Thừa Tốn, Mai Ngộ (Đội Ngộ), Cai Qúa...

- Phong trào Chống thuế, Phong trào Duy Tân.

- Những vụ kiện đất đai.

- Ban văn hóa thông tin xã-

Lượt xem:  0 Bản in Quay lại


Văn bản mới

tra cuu van ban
banner van ban trung uong

Video Clip

This text will be replaced

Thư viện hình ảnh

Liên kết hữu ích