uct
du lịch, tour du lich
Giếng

Giếng

20/01/2015
Ở Hội An, giếng cổ phân bố rãi rác trong và ngoài khu phố cổ. Hầu hết giếng được xây dựng bằng gạch để giúp lọc nước. Những giếng cổ nhất được phát hiện cho đến bây giờ là do người Chăm đào được người Việt tiếp quản sử dụng. Thông thường các giếng này có kiểu dạng trên tròn dưới vuông. Tiêu biểu là các giếng Bá Lễ ở Minh An; giếng Xóm Cấm ở thôn Bãi Làng, xã Tân Hiệp; giếng đá ở Trà Quế xã Cẩm Hà….

 Một số giếng tiêu biểu:
* Giếng Bá Lễ: Giếng có dạng hình khối ống vuông, miệng vuông 132 x 138cm, thành dày 21cm, nhô khỏi mặt đất 70cm. Thành phía Tây gắn với tường sau nhà 45/27 Trần Hưng Đạo, ba thành còn lại thông thoáng. Phần chính của Giếng được xây bằng gạch (theo kỹ thuật xây dựng Champa) cao gần 4m, dưới chân là khung gỗ lim rộng bản (dùng làm móng), phần nhô khỏi mặt đất được gia cố bằng xi măng (cao gần 1m). Trên mặt đất có tráng nền bằng xi măng và xây gờ giới hạn. Toàn bộ khu vực Giếng chiếm diện tích chừng 20m2. Từ trước đến nay Giếng chưa bao giờ cạn nước, mức nước dao động từ 1m5 (mùa khô) đến 2m5 (mùa mưa). Thành phía Bắc có khắc chìm trên nền xi măng dòng chữ: “MBHI THIET PRO”. Có thể đây là tên người đứng ra tu bổ Giếng và phải chăng Bùi Thiêt chính là tên ông Bá Lễ .
Đây là di tích có giá trị cao về lịch sử. Di tích thời Champa và thời Đại Việt, thời ấy, nước lấy từ những Giếng này đã từng là một trong những mặt hàng xuất khẩu của thương cảng Hội An. Di tích còn có giá trị về khoa học kiến trúc, là đối tượng nghiên cứu thú vị của các nhà kiến trúc, xây dựng, đặc biệt là kỹ thuật xây dựng gạch độc đáo của người Champa.
* Giếng Xóm Cấm: Kiến trúc nguyên gốc của giếng cũng có hình ống lăng trụ, thành giếng tròn, nền giếng hình vuông, ở mỗi góc có một trụ vuông. Diện tích khuôn viên giếng 15m2
Phần kiến trúc được xây dựng bổ sung, cải tạo gồm thành miệng giếng xây gạch xi măng dày 30cm. Nền tráng xi măng, hình bán nguyệt, cạnh vuông còn lại có dấu tích hai trụ vuông ở nằm giáp sân vận động xã Tân Hiệp, phần bầu tròn năm sát đường bê tông.
Mặc dầu giếng được đào và xây dựng ở đảo nhưng giếng luôn cung cấp một lượng nước dồi dào, trong, ngọt. Hiện nay, đang có hơn 30 hộ với 150 nhân khẩu thuộc hai thôn Bãi Làng và Xóm Cấm lấy nước từ giếng xóm Cấm để dùng. Nhiều tàu thuyền đánh cá vẫn ghé vào giếng này để lấy nước.
Di tích là công trình kiến trúc quan trọng phục vụ đời sống cư dân trên đảo. Xưa kia ngư dân, thương nhân đi thuyền từ nơi khác đến cập bến Cù Lao Chàm lấy nước ngọt để đảm bảo cho nhu cầu sinh hoạt của họ trên những chặng hành trình tiếp theo, qua đó thể hiện mối giao lưu mạnh mẽ của cư dân trên đảo với thương dân, ngư dân bên ngoài.
Di tích cung cấp những thông tin cần thiết để hiểu rõ hơn sinh hoạt văn hóa của cư dân địa phương, quá trình phát triển làng xã cũng như vai trò, vị trí Cù Lao Chàm trên chặng đường giao thương hàng hải ven biển Đông trước đây. Kỹ thuật xây dựng giếng là nguồn tư liệu quan trọng góp phần làm rõ thêm kỹ thuật xây dựng giếng Chăm ở Hội An cũng như sự kế thừa kinh nghiệm xây dựng giếng của cư dân Việt tại đảo.

* Giếng đá Trà Quế: Phần chính của giếng được làm theo dạng hình ống lăng trụ, đường kính vành miệng ngoài 100cm, thành dày 10cm, phần nhô lên mặt đất cao 80cm, tổng độ cao khoảng 4m. Cách mép ngoài của thành giếng 20cm có 4 trụ đá để chân đứng theo vị trí 4 hướng (Đông, Tây, Nam, Bắc). Trụ đá vuông, cạnh 35 x 35cm, chôn cao so với mặt đất 80cm, trừ mặt Đông Nam (tạo bởi hai trụ Đông và Nam), 3 mặt còn lại được nối với nhau bằng tường áp sát 3/4 vòng tròn thành giếng, cao gần đến miệng giếng hình thành mặt bằng hình vuông có cạnh 155 x 155cm. Hệ tường gia cố này đã giới hạn phạm vi đúng mức nước giếng: chỉ còn 1/4 vòng tròn ở mặt Đông Nam. Giếng còn được bọc quanh bởi móng xây hình chữ nhật, dài 3,5m, rộng 3m, dày 20cm, cao 25cm. Thành giếng được xây bằng đá (đá hình cổ áo) theo kỹ thuật chồng từng lớp lên nhau không cần vôi vữa. Lần trùng tu của lính Nam Triều Tiên đã gia cố gạch, xi măng lên toàn bộ phần lộ thiên của giếng, chỉ còn bốn trụ bằng đá và một số đá lát nền. Khuôn viên giếng được giới hạn trong diện tích khoảng 12m2. Mực nước giếng cũng dao động trong biên độ khá lớn: từ (mùa khô) đến 1,2m (mùa mưa).
Di tích có giá trị cao về lịch sử. Từ thế kỷ 8, 9 người Champa đã lấy nước ngọt từ những giếng này để trao đổi cho các thương nhân ả Rập, Ba Tư, Venise,... đó là loại di nước ngọt rất trong, rất mát, rất ngon, rất được ưa chuộng đối với các thương khách phương Tây. Ngày nay giếng Trà Quế đã cung cấp nguồn nước sinh hoạt vô tận cho nhân dân gần cả làng Trà Quế. Đây còn là một giếng nước có cấu trúc độc đáo thể hiện ở vật liệu (đá) kỹ thuật xây dựng (chồng đá không cần vôi vữa), nhất là cách tạo dáng (chính giữa là giếng tròn, bọc quanh giếng là tường vuông, bao quanh tường vuông là móng chữ nhật). Chính vì vậy mà nhìn từ góc độ nào, đây cũng là một công trình giàu tính nghệ thuật.

Phòng Văn hóa và Thông tin Hội An

Văn bản mới

tra cuu van ban
banner van ban trung uong

Video Clip

This text will be replaced

Thư viện hình ảnh

Liên kết hữu ích