Lễ Vu Lan
uct
du lịch, tour du lich
LỂ HỘI - SỰ KIỆN > Lễ Vu Lan
Lễ Vu Lan
(14/04/2015)
Hàng năm, cứ vào ngày Rằm tháng Bảy, nhiều người Việt Nam nói chung và người Hội An nói riêng lại đi lễ chùa cầu nguyện cho những người đã khuất được siêu thoát, đặc biệt là cầu cho mẹ được sống đời với ta. Tại nhiều ngôi chùa ở Hội An, đại lễ Vu Lan được tổ chức trong tình cảm ấm áp khi tất cả mọi người đều dành trọn tấm lòng hướng về các bậc sinh thành.

wandering2

 

Tại chùa Pháp Bảo, tất cả mọi người có mặt tại đêm hội Bông hồng cài áo đều cảm thấy giây phút này thật thiêng liêng. Bông hồng gắn ở ngực như cảm thấy được ở bên cha mẹ. Ký ức về bao nỗi nhọc nhằn, lo toan của mẹ cha suốt năm dài tháng rộng như dồn nén, ùa về trong những người con vào đêm trăng tháng 7 này.

Với những người không còn cha mẹ trên cõi đời, có thể làm những gì đó để cầu nguyện cho cha mẹ mình, hướng nghĩ đến cha mẹ. Nếu còn cha mẹ trên đời, bạn là người đang có diễm phúc đó. Hãy trở về với cha mẹ, nếu bạn ở xa thì hãy gọi điện thoại, gửi một lá thư… Bạn có thể làm điều gì đó tốt đẹp, đem đến cho cha mẹ niềm vui và hạnh phúc. Niềm vui và hạnh phúc đôi khi rất đơn sơ, có thể là cái nắm tay, có thể là lời nói, lời xin lỗi, cũng có thể là sự cảm thông.
Trong đêm trăng tháng 7, trong lời nguyện cầu về những linh hồn người mẹ đã mất, lời cầu an cho người mẹ còn sống, không ai không thể lắng lòng để rồi càng kính yêu những người sinh thành, nuôi dạy mình. Người ta tìm đến đêm Vu Lan bởi đây là nơi nuôi dưỡng truyền thống gia đình – một phần quan trọng trong văn hoá Việt
 
Lễ Vu Lan được bắt nguồn từ một bản kinh ngắn của Phật giáo Đại thừa.
Truyền thuyết kể rằng….
 
wandering4
 
Một trong những đệ tử lớn nhất của Phật Thích Ca là ông Đại Mục Kiều Liên, sau khi dùng “thiên nhân thông” đã nhìn thấy mẹ của mình đang ở địa ngục. Thương mẹ phải chịu kiếp đọa đày, đói khát, ông liền dâng lên mẹ của mình bát cơm để mẹ ăn cho đỡ đói lòng.
Hình ảnh bà Thanh Đề chụp ngay bát cơm khi ngài Kiều Liên dâng lên, một tay che không cho người khác thấy vì sợ bị giật mất, tay kia bốc ăn và khi bà vừa đưa miếng cơm lên miệng thì cơm bỗng hóa thành than hồng cháy đỏ không sao ăn được. Mục Kiều Liên vô cùng đau xót trở về xin với Phật cứu mẹ của mình.
Phật thuyết kinh Vu Lan dạy Mục Liên vào rằm tháng 7 hàng năm dâng bát cúng dường chư tăng mới giải thoát mẹ ra khỏi địa ngục. Từ đó có lễ Vu Lan, hội Vu Lan dành cho những người con báo hiếu công ơn sinh thành dưỡng dục của mẹ cha.
Nguời dân Việt tiếp nhận những tích chuyện này nhưng đã mở rộng ra, biến thành lễ “xá tội vong nhân”. Không chỉ là dịp lễ để tỏ lòng thành kính với các bậc sinh thành, cũng không cúng riêng “quỷ miệng lửa” mà cúng tất cả các cô hồn nói chung. Nguời ta cho rằng, những ai khi sống phạm nhiều tội lỗi thì linh hồn sẽ bị xiềng xích chịu đày ải nơi địa ngục. Tuy nhiên, mỗi năm đến dịp rằm tháng Bảy, xiềng gông được mở để mọi cô hồn có dịp trở về dương thế gặp lại người thân, nhận tiền vàng, đồ ăn và quần áo.
Mỗi năm một lần, mọi linh hồn, bất kể khi sống thế nào, đến ngày đó vẫn được “xá tội”, được hưởng sự yêu thương của  đồng loại. Nhà nhà mua sắm đồ vàng mã, nấu cháo loãng, rang bỏng ngô chuẩn bị cúng ngoài trời để đãi “ma đói” – những cô hồn vờ vật không có người thân cúng giỗ.
 
wandering5

Theo Internet

Lượt xem:  0 Bản in Quay lại


Văn bản mới

tra cuu van ban
banner van ban trung uong

Video Clip

This text will be replaced

Thư viện hình ảnh

Liên kết hữu ích