uct
du lịch, tour du lich
Mộ

Mộ

20/01/2015
Mộ nằm ở vùng ngoại vi, in dấu tích yên nghỉ vĩnh hằng của con người bao thế hệ, những ngôi mộ Sa Huỳnh, Chăm, Việt, Hoa, Nhật, Bồ, Tây, Đức ... vẫn tồn tại thầm lặng cùng với thời gian và vẫn được người Hội An trân trọng bảo vệ, giữ gìn. Họ là cư dân bản địa; là các thương nhân, nhà truyền giáo định cư rồi yên nghỉ vĩnh hằng nơi đây. Bia mộ của họ vẫn còn khắc ghi những thông tin lịch sử cực kỳ quý giá, giúp cho các nhà khoa học tìm về dấu vết cư dân, giúp cho các thế hệ cháu con tìm về cội nguồn tiên tổ.

 Một số ngôi mộ tiêu biểu:

* Khu mộ Thứ phi vua Quang Trung và các tướng Tây Sơn: Khu mộ gồm nhiều ngôi, tập trung tại làng Thanh Châu. Những ngôi mộ chính nằm tại Rừng Rẫy (nay là thôn 5 xã Cẩm Thanh) trên một gò đất rộng chừng 600m2, cao hơn mặt ruộng đang canh tác khoảng 40cm. Mặt Đông và Đông Nam của gò trước đây tiếp giáp với mạch nước nhỏ, các mặt còn lại giáp với ruộng trũng nước. Tại gò này có 4 ngôi mộ đáng quan tâm.
- Mộ Thứ Phi Quang Trung: Ngôi mộ có quy mô nhỏ, không có thành, nấm bằng hợp chất hình hộp xoài, kích thước 1,6m x 0,8m. Sau mộ có quynh nhỏ, giữa quynh gắn bia ciment đề: “Đông Châu tiền triều Hoàng hậu Thứ phi tự Quy Trần Tổ Cô mộ”. Lạc khoản ghi “Mậu Tuất hạ nguyệt nhật, Trần Công tộc nội tôn bái lập”
- Mộ song táng vợ chồng Trần Công Thức, ông bà nội của Trần Thị Quỵ:
Trong gia phả tộc Trần hiện đang giữ tại Cẩm Thanh ghi chức tước của ông bà là: “Quốc Đại Đô Đốc Quận Công Đại Tướng Quân” Mộ xây bên cạnh mộ bà Trần Thị Quỵ, có thành rộng bằng gạch, hợp chất kích thước 9m x 10m. Phía sau và trước có bình phong và trụ biểu cao nay đã bị phá hủy. Bên trong có hai nấm mộ hình hột xoài bằng hợp chất, dưới chân môi nấm có bia lớn bằng đá cẩm thạch (Non Nước) đề “Hiển khảo hiệu chất trực Trần Công chi” Lạc khoản ghi: “Long Phi Mậu Ngọ mạnh xuân nguyệt cát dán. Hiếu Môn Đoan thục chi mộ” Lạc khoản ghi: “Long Phi Mậu Ngọ, Hiếu nam Trần Công Thành lập thạch”.
- Mộ Cai Đội Huyên Hòa Hầu:
Cách mộ Trần Thứ phi 6m về hướng Nam. Mộ có quynh và nấm lớn nhưng nay đã bị san bằng chỉ còn bia và nhà bia. Bia bằng đá muối màu xám đỏ đề “Hiển khảo Thần thúc quân hữu doanh vũ vệ Cai Đội Huyên Hòa Hầu, thụy mẫn trực Trần Công chi mộ”. Lạc khoản ghi: “Quý Dởu trọng thu cát đán, hiếu nam Công Minh lập thạch”. Gia phả tộc Trần Thanh Châu chỉ rõ vị Huyên Hòa Hầu này tên Trần Công Giai, được phong chức Đại Đô Đốc. Theo phổ hệ Trần Công Giai là anh ruột của Thứ Phi Trần Thị Quý.
Ngoài 4 ngôi mộ đã kể, tại Rừng Rẫy và một số địa điểm khác ở Thanh Châu hiện còn và một số mộ các quan lại tộc Trần liên quan đến phong trào Tây Sơn như mộ Đô Ty Tả Trị Hầu Trần Công Trị, viên tử Trần Công Minh. Các ngôi mộ này hiện đang do tộc Trần tại địa phương bảo quản.
Khu mộ đã góp phần cung cấp tư liệu để hiểu rõ hơn quy mô, ảnh hưởng của phong trào Tây Sơn trên phạm vi một địa phương (làng Thanh Châu) cũng như phạm vi cả nước. Góp phần khẳng định vai trò của làng Thanh Châu và tộc Trần trong tiến trình lịch sử trung cận đại. Với quy mô lớn, kết cấu tiêu biểu, khu mộ góp phần làm phong phú đặc điểm nghệ thuật của loại hình mộ cổ Hội An.

* Mộ ông Khổng Thiên Như: Ngôi mộ của Khổng Thiên Như được an táng trong một khu đất rất rộng, đầu quay hướng Tây Nam, chân hướng Đông Bắc. Phía trên mộ có một hồ nước lớn chảy ra hướng sông Thu Bồn theo lạch kênh Chùa cầu. Tổng thể ngôi mộ khá đồ sộ, hoành tráng với 3 tầng cấp liền nhau, cao dần về phía đầu mộ. Cấp thứ nhất là một khoảng sân rộng với kích thước 9,8m x 7m, toàn bộ phần sân này được tráng sạch sẽ. Cấp thứ hai cao hơp cấp 1 khoảng 20cm, có kích thước 7,1m x 4,7m , hai bên có xây hai trụ biểu thấp nối liễn với lớp thành bao bọc, trên hai thân trụ có gắn bia của hai lần trùng tu vào năm Tự Đức thứ 2 và Trung Hoa Dân Quốc năm thứ 31 ; đầu trụ có trang trí hình hoa sen. Cấp thứ ba là nơi đặt quan quách và nhà bia, phía trước cũng có hai trụ biểu vuông, mặt trước khắc nổi cặp đối bằng chữ Hán “Chính khí chiêu hồi minh nhật nguyệt, Phương danh trường đối cẩm giang sơn” (Chính khí sáng ngời như nhật nguyệt, tiếng thơm còn mãi với giang sơn), trên trang trí hình hai búp sen. Nấm mộ có hình chữ nhật, được xây bằng gạch, vôi hợp chất và ximăng với kích thước 2,1m x 0,80m x 0,48m. Phía trước mộ đặt một hương áng chân quỳ có kích thước 1,1m x 0,60m, có lẽ áng này dùng để đặt các phẩm vật trong các dịp cúng tế.
Thành sau của mộ được xây theo dạng nhà bia, trên có mái che, dưới dựng tấm bia bằng sa thạch khắc bài chiếu thư của chúa Ninh Vương có nội dung như sau: Chiếu rằng: “ Khâm tứ Cai Phủ Tàu Trung Lương Hầu, kiểm tra tàu buôn các nước đến buôn bán, kiêm quản các viên thương khách cũ mới. Sinh thời báo quốc, buôn bán tha hương, đến nay qua đời hiệp cấp cho 4 mẫu ruộng và tặng tinh biểu, lập nhà thờ để dương danh nghĩa. Tháng 9 năm Ất Hợi, em là Ký lục Toàn Đức cùng con là Khổng Dục Quản cúi đầu đồng lập”.
Ngôi mộ được xây dựng từ TK thứ XVII, cho đến nay đã trải qua nhiều lần tu bổ. Lần thứ nhất do Minh Hương xã, Cẩm Phô xã và Tứ bang Tín thiện tộc đứng ra tu bổ vào năm Tự Đức thứ 2 (1849) , lần thứ nhì là vào năm Dân Quốc thứ 31 (1942) do Trung Hoa hội quán trùng tu.

* Mộ ông Chu Kỳ Sơn: Chu Kỳ Sơn giữ chức Cai Phủ Tàu với tước Ân Tứ Hầu. Dựa vào nội dung văn bia và một số tư liệu khác của Minh Hương xã cho thấy Chu Kỳ Sơn sinh sống tại Hội An và giữ chức vụ Cai phủ tàu vào khoảng đầu thế kỷ thứ XVII và ông mất trong gia đoạn nửa cuối thế kỷ XVII, vì trong văn bia hiện đang dựng tại ngôi mộ còn ghi rõ là con trai ông Chu Thủ Nương lập năm Giáp Tuất, tức khoảng năm 1694 và đây cũng rất có thể là niên đại xây dựng của ngôi mộ.
Ngôi mộ được an táng trên một gò đất cao, đầu quay hướng Tây Nam, chân hướng Đông Bắc. Phía châm mộ có một lạch nước lớn chảy ra hướng sông Thu Bồn.
Toàn bộ ngôi mộ được xây bằng vôi hợp chất, nấm mộ có hình bầu dục gồm 4 phần cấu thành đó là: phần nền gồm 3 cấp khác nhau theo thứ tự từ trước ra sau. Cấp thứ nhất cao hơn nền đất tự nhiên phía trước 35cm, dài 3,15m, rộng 1m, bờ bọc xung quanh rộng 40cm. Cấp thứ 2 cao hơn cấp thứ nhất 30cm,dài 2m, rộng 1,65m, bờ bọc hai bên rộng 45cm, tại 2 đầu của bờ bọc này được mở rộng ra 2 phía khoảng 2,16m, hai đầu bờ này đắp nổi 2 khối hình tròn theo kiểu xoáy trôn ốc. Cấp thứ 3 là phần nền chính của mộ cao hơn cấp thứ hai 15cm, dài 4m, rộng 3,6m. Phần quuynh được cấu tạo theo dạng vòng cung tay ngai ôm bọc nấm mộ. Hai đầu quynh đắp hai ụ tròn theo hình xoáy trôn ốc, rông khoảng 60cm. Nấm mộ cao hẳn lên trên và được làm theo dạng hình bầu dục. Chân mộ có dựng một tấm bia lớn bằng đá muối màu nâu sậm, kích thước 85cm x 52cm x 11cm. Diềm bia được trang trí hình hoa văn dây; trán bia khắc nổi hình mặt trời mây lửa, thể hiện khá rõ nét phong cách trang trí văn bia vào thế kỷ XVII ở Hội An. Lòng bia khắc 3 dòng chữ Hán theo lối chân phương: dòng chữ lớn ở giữa khắc “Giang nam hiển khảo Ân thọ nội viện Cai phủ tàu Ân Tứ Hầu Chu Kỳ Sơn” (Giang Nam cha quá cố là Chu Kỳ Sơn được ân thọ chức Cai Phủ Tàu tước Ân Thọ Hầu); Dòng bên phải khắc “Tuế thứ Giáp Tuất niên cốc đán” (Ngày tốt đầu đông năm Giáp Tuất); Dòng bên trái khắc “hiếu nam Chu Thủ Nương phụng lập thạch” (con trai hiếu là Chu Thủ Nương phụng lập bia đá).
Cách mộ khoảng 3m về phía Đông Bắc có một tấm bia nhỏ bằng đá, 3 mặt chung quanh được xây theo dạng hình tay ngai, trên bia khắc 2 chữ Hán lớn “Hậu Thổ” để thờ thổ thần. Đây là tình trạng rất phổ biến trong việc xây mộ ở Hội An, đặc biệt là những ngôi mộ của người Hoa - Minh Hương.
Ngôi mộ được xây dựng từ nửa cuối TK thứ XVII đến nay chắc chắn đã trải qua nhiều lần tu bổ, nhưng rất tiếc là không tìm thấy tài liệu ghi chép lại. Duy chỉ có một tư liệu của Trần Kinh Hòa (Chengchinho) ghi là Trung Hoa hội quán trùng tu vào ngày 10 tháng 4 Trung Hoa Dân Quốc năm thứ 31 (1942).

Phòng Văn hóa và Thông tin Hội An

Văn bản mới

tra cuu van ban
banner van ban trung uong

Video Clip

This text will be replaced

Thư viện hình ảnh

Liên kết hữu ích