10 NĂM THÀNH LẬP THÀNH PHỐ HỘI AN
uct
du lịch, tour du lich
Portal Hội An > 10 NĂM THÀNH LẬP THÀNH PHỐ HỘI AN
CHO NGƯỜI HỘI AN và NHỮNG NGƯỜI QUAN TÂM, YÊU MẾN HỘI AN
(23/03/2018)
Nói đến Hội An hay nói đến bất cứ một góc nào của vùng đất này, để đưa ra một hình ảnh hay một câu kết luận không phải là điều dễ dàng nhưng đôi khi đáp án lại thật đơn giản. Chưa hẳn hình ảnh “đại diện” của Hội An trong mắt du khách đã là Chùa Cầu, là phố cổ, là các điểm di sản được UNESCO công nhận, ... mà đôi khi chỉ là một khung cửa sổ nhỏ màu xanh lam trên bức tường màu vàng rực vừa khiêm tốn, vừa kiêu hãnh trong một góc hẻm rêu phong cũ kỹ, ngoằn ngoèo; là chiếc xe đạp dựng hờ hững bên tường hè phố; là gánh hàng rong chè đậu ván mà ta có thể ngồi thư thái trên vỉa hè sạch sẽ rồi nhâm nhi cái chất vừa “sang” vừa “hèn” kết hợp của vị đường phèn và đường mật; là đĩa cơm gà vàng sộm xen lẫn chút đo đỏ của ớt và xanh xanh của những lá rau răm nhỏ xíu mà thơm lừng, người ăn ngồi theo một dãy nép vào tường hẻm và thi thoảng lại thót mình vì “vèo một cái” của chiếc xe máy rồ vào hẻm; hay là cảm giác ngẩn ngơ khi đến muộn, góc đường Trần Cao Vân, dưới tán cây bàng, gánh hàng cháo chân giò đậu đỏ của bà già chỉ bán từ 12h đến 2h chiều,...

Tạm rời dòng người nhộn nhịp khu phố cổ, chỉ mất 15 phút đạp xe thong dong dọc theo con đường ven sông Hoài xuống xã Cẩm Thanh. Không chỉ là sự hiện diện rừng dừa nước độc đáo, những câu chuyện lịch sử hào hùng trong kháng chiến, những di tích gắn tên tuổi với lịch sử, ... mà có thể chỉ là cảm giác tròng trành, vừa thích thú vừa sợ hãi, trên chiếc thuyền thúng giữa dòng nước; hoặc là nằm duỗi dài trên chiếc ghe nhỏ, nhìn trời xanh ngắt thấp thoáng lướt qua tán lá dừa nước xanh rì, rồi chốc lát ngẫu hứng kêu người chèo dừng lại, thò tay xuống nước nhấc những dải lồng tôm chạy dài, những con tôm nhỏ mà căng tròn nhảy tanh tách....Hay đơn giản, chỉ là nụ cười xòa phô hàm răng đen lẫn bã trầu của bà cụ lái đò đã bị cụt mất một nửa cánh tay trong kháng chiến ...

Vậy hình ảnh gì nhận diện Hội An? Phát triển thế nào Hội An để không bị lẫn lộn, mơ hồ với những “xu hướng mốt thời đại” của những cụm từ, thuật ngữ to tát như “sinh thái”, “phát triển bền vững”, “thích ứng biến đổi khí hậu”, để du khách khi nhớ về chuyến du lịch mình đã trải nghiệm có thể mỉm cười thích thú tự nhủ rằng ... đã có một Hội An như thế ...

Chắc chắn Hội An không thể thờ ơ mà nói “Tôi đấy, Tôi thế đấy và mãi như thế. Ai muốn nhìn thế nào, làm gì, mặc ai”... Bởi Hội An đã “trót bị” nổi tiếng rồi, bởi quá trình phát triển là không dừng lại, không chỉ gặm nhấm mãi một quá khứ vẻ vang và bắt con cháu đời sau chia sẻ một miếng bánh ngày càng nhỏ dần...
Làm thế nào để nhận ra được và giữ được hình ảnh Hội An trong con mắt người ngoài?
Bản thân phố cổ Hội An xứng đáng với giá trị “Di sản thế giới” mà UNESCO phong tặng không chỉ bởi những giá trị kiến trúc cổ kính hàng trăm năm tuổi, hơn thế là cả một giá trị văn hóa và lịch sử vốn dĩ rất đặc thù của một đô thị cảng cổ xưa, là sự giao thoa của các văn hóa Âu-Á, Đông-Tây đều hội tụ. Một đô thị vẫn có lối sống của làng quê bình yên, vẫn có sự hiện đại của phố phường và tấp nập của khách du lịch, vẫn có chất giọng “đặc thù Quảng Nam” song vẫn diễn tiến những giao tiếp qua các ngôn ngữ phương Tây (Anh, Pháp, Ý, Bồ đào nha, ...).
Trước sức ép đô thị hóa đồng thời với “sự nổi tiếng” của danh hiệu “Di sản Thế giới”, Hội An đang đối mặt với vô vàn thách thức giữa phát triển kinh tế xã hội với bảo tồn di sản, giữa tinh thần “cũ và mới”, “hiện đại và cổ xưa”,... Công bằng mà nói, chính quyền Hội An đã làm được rất tốt trong việc giữ gìn được cái gọi là “di sản vật thể” và “phi vật thể” trong mắt du khách và trên chính trường quốc tế. Tuy nhiên cũng cần nhìn nhận thẳng thắn rằng “miếng bánh phố cổ” là rất bé và không thể “khai thác” hết từ đời này qua đời khác. Nếu không có cách nhìn và hướng đi đúng đắn, miếng bánh sẽ trở nên “khó nhìn, khó nuốt” thậm chí “khó tồn tại” tới nhiều đời con cháu sau này.
Quay lại việc nếu coi Hội An là một thực thể sống, “bộ khung” vững chắc có thể tạo dựng cho một cơ thể khoẻ mạnh đó là thế chân kiềng “phố cổ Hội An, khu Đô thị biển An Bàng và Làng sinh thái Cẩm Thanh”. Thế chân vạc này sẽ vừa đảm bảo tính bảo tồn, duy trì đồng thời giao thoa phát triển với hiện đại của cái nôi phố cổ Hội An.
Câu chuyện của Giao thông và không gian công cộng của Hội An, cũng như nói chung ở bất cứ nơi nào, luôn phải gắn liền với bài toán quy hoạch và tầm nhìn quy hoạch cho nó, trong tổng thể một bài toán chung của Môi trường- Kinh tế- Văn hoá xã hội. Nếu tách rời nó ra để xử lý riêng thì nó ít mang ý nghĩa và nhiều khi lệch lạc. Giao thông thì như mạch máu trong cơ thể (thuộc hệ Tuần hoàn), Không gian công cộng chính là các điểm "huyệt" (thuộc hệ Thần kinh) - mà trong một cơ thể hữu cơ thống nhất, còn là các hệ Hô hấp, hệ Xương, hệ Tiêu hoá, hệ Bài tiết, hệ Vỏ bọc, hệ Sinh sản, hệ Vận động/Cơ, hệ Nội tiết, hệ Bạch huyết, ... Một vấn đề xảy ra ở hệ nào đều kéo theo hệ luỵ trong cả chuỗi hệ ấy và liên đới đến các hệ khác nữa. Trị bệnh tại gốc thì phải hiểu toàn bộ các hệ này và xử lý vấn đề một cách hữu cơ, hệ thống liên đới thì mới được. Cũng như hai triết lý trong y học phương Tây và phương Đông cũng thế thôi - một đằng là xử lý vấn đề tại ngọn và một đằng xử lý vấn đề tận gốc.
Quay trở lại nếu xét riêng câu chuyện của giao thông (hệ Tuần hoàn) và không gian công cộng (hệ Thần kinh), Hội An đang không hiểu chính cơ thể của mình mà đang cố lắp ghép nó trên một cơ thể khác như những người khác, không hiểu chính Trái tim và Khối óc của mình thế nào và cần gì.
Nếu nhìn về phòng thủy toàn vùng, sẽ thấy Hội An có lợi thế đắc địa, trời ban cho, cho câu chuyện của vùng giao thoa giữa Sơn-Hà (là chính điểm cuối của núi chảy xuống và đầu của biển), thì sứ mệnh của nó nên đặt vào chuyện kết nối giữa đất liền (Thổ) với Sông-biển (Nước). Sự kết nổi này nên phải rất hữu cơ như các mạng lưới của lá cây, trên bờ cũng vậy và dưới nước cũng thế, Thông Địa- Thông Thuỷ. Càng không nên là những kết nối Thẳng, Thông suốt (như các đường cao tốc kiểu cầu Cửa Đại) mà nên là Nhỏ, Hữu cơ, nhiều ĐIỂM DỪNG hơn là chạy thẳng.
Các Điểm dừng ở đây chính là những KHÔNG GIAN GIAO TIẾP (là một hạng mục quan trọng trong Không gian Công cộng đang được định nghĩa quá chung chung) cho các đối tượng/lứa tuổi khác nhau. Nếu chỉ hiểu Không gian Công cộng là những công trình di tích hay văn hoá được ghi nhận (và phục vụ cho du lịch) thì sẽ rất sai lầm và hạn hẹp, lại đặt các tour tuyến tham quan các không gian công cộng đó cho Du lịch ắt sẽ quá tải cho Giao thông kết nối các điểm đó. Điều này luôn là hạn chế ở các đô thị Việt nam trong việc không nhìn nhận đúng KHÔNG GIAN GIAO TIẾP và KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG.
Theo tôi thì Hội An nên trả đúng vị trí và tầm nhìn cho việc phát triển Không gian GIAO TIẾP, của chính người Hội An ở mọi đối tượng, lứa tuổi, của chính văn hoá Hội An và đời sống hàng ngày của người dân hơn là tập trung phát triển/ưu ái các tụ điểm Di tích dành cho Du lịch. Tại sao Hội An cứ mải mê đi tìm "thợ may" để may chiếc áo mới cho người khác (khách du lịch) mà không phải là may cái áo cho chính mình, bằng thợ của mình, rồi lại loay hoay với chiếc áo vá chằng đụp của mình. Làm gì còn quỹ đất mà nghĩ đến mở công viên giải trí to, nhà hát hoành tráng…? Sao lại không khơi dậy những góc hẹp nhất, khúc khuỷu thò thụt mà lại rất duyên dáng, con người - cái gọi là không gian giao tiếp mang chính bản sắc Hội An?
KHÔNG GIAN GIAO TIẾP ấy không xa lạ chính là những góc phố, gầm cầu, bờ sông, gốc cây, hẻm ngõ, phần nhô ra thụt vào của dãy phố, bến nước, khu vườn dành cho cộng đồng (như vườn Thanh Đông chẳng hạn)... Tất cả những không gian rất đời thường nơi mà người dân dùng để giaotiếp với nhau hàng ngày (trẻ con, người già, thanh niên, các nhóm cùng sở thích, ...). Đó là những ĐIỂM DỪNG thú vị và rất con người mà du khách muốn xem thay vì tới những nơi đã được chỉ định, công nhận.
Về giao thông, như đã đề cập ở trên, cả đường bộ lẫn thủy đều phải có tính kết nối rất hữu cơ và nhỏ, không nên làm đường to và chạy thông suốt. Hơn nữa, điểm mạnh của vùng đất này là giao thông THỦY chứ không phải đường bộ. Do vậy việc chú trọng khơi thông thuỷ rất quan trọng. Còn lại, các đầu kết nối đường bộ với đất liền (tại An Bàng, Thanh Hà, và đầu Cẩm Kim-Duy Vinh), nên khống chế giao thông tại đó tiếp cận vào Hội An. Theo đó, bến bãi và phương tiện giao thông sẽ được kiểm soát và khống chế dễ dàng hơn. Tiếp nữa, nên ưu tiên phát triển các phương tiện giao thông sạch, nhỏ và cơ động, tránh các xe du lịch to đùng tiếp cận vào tận trung tâm thành phố. Tiếp nữa, hệ thống thông minh high-tech cho dịch vụ giao thông kết nối các điểm du lịch, khách sạn, nhà hàng sẽ phát triển (như dịch vụ thẻ từ cho xe đạp, cung cấp bơm hơi miễn phí tại các trạm xăng, ... rất nhiều các sáng kiến cho các tiện ích xanh được khuyến khích).
Còn nhiều lắm những trăn trở và ý tưởng, vẫn còn đó tình yêu và tâm huyết với Hội An!

Thu Đào

Lượt xem:  0 Bản in Quay lại


Một góc nhìn văn hóa về Đô thị hóa ở Hội An 23/03/2018

Đô thị hóa là một xu thế tất yếu của quá trình phát triển nhưng dưới góc nhìn văn hóa, đô thị hóa không phải lúc nào và nơi đâu cũng diễn ra theo chiều đồng thuận. Ngược lại, khi diễn ra quá trình đô thị hóa cũng là lúc các giềng mối quan hệ xã hội thay đổi với chiều hướng nảy sinh những bất lợi cần được nhận diện một cách thấu đáo

Bang giao hữu nghị- Từ truyền thống đến thời hội nhập 23/03/2018

Từ năm trăm năm về trước, bằng chính sách ngoại thương và ngoại kiều khôn khéo của các chúa Nguyễn, cùng với tiềm năng và lợi thế của một xứ Quảng phong phú đặc sản, tính cách phóng khoáng của người mở cõi dựng nghiệp… Hội An đã đóng vai trò tiên phong trong việc mở cửa, bang giao với nhiều nước trên thế giới. Nhờ vậy, đô thị thương cảng Hội An được hình thành và ngày càng thịnh vượng, trở thành một thương cảng nổi tiếng quốc tế.

NÔNG THÔN HỘI AN – BƯỚC TRỞ MÌNH TRONG ĐÔ THỊ HÓA 23/03/2018

Vốn là một thương cảng cổ, một thời gian dài đô thị Hội An nằm trong sự bình yên, nhường chỗ cho sự hoạt náo của thương cảng hiện đại Đà Nẵng. Trong dòng chảy bao biến thiên của thời cuộc, Hội An vẫn lưu giữ và trao truyền những giá trị văn hóa thuần Việt và cũng đậm những sắc thái riêng. Ở Hội An, ranh giới giữa nông thôn và đô thị vốn không xa biệt nhau là mấy, trong Làng vẫn tồn tại Phố và trong Phố vẫn tồn tại Làng. Văn hóa phố- văn minh đô thị và văn hóa làng xã khá nhạt nhòa, nó đan xen níu kéo qua lại. Các đô thị khác không có bóng dáng của văn hóa làng như Hội An.

Mở rộng không gian và tăng độ bền cho phát triển 23/03/2018

Hội An đã lựa chọn con đường phát triển của mình là xây dựng thành phố sinh thái- văn hóa- du lịch phát triển năng động, văn minh, giàu đẹp; có khả năng thích ứng cao, hội nhập sâu rộng với thế giới nhưng vẫn giữ được cho mình bản sắc riêng. Trên lộ trình nỗ lực phấn đấu thực hiện mục tiêu ấy chắc chắn sẽ phải vượt qua rất nhiều khó khăn, gian khổ. Yêu cầu đặt ra cho chúng ta là vừa nắm vững và kiên trì thực hiện những định hướng mang tầm chiến lược nhưng cũng phải chú trọng bám sát tình hình thực tiễn, làm tốt công tác dự báo, dự lường để kịp thời có những giải pháp đúng đắn, hợp lý cho từng giai đoạn, mỗi bước đi, từng lĩnh vực và từng thời điểm cụ thể.

“VỐN VĂN HÓA” CHÍNH LÀ GỐC RỄ VÀ MẮT XÍCH CỦA MỌI VẤN ĐỀ 23/03/2018

Lịch sử của Hội An (kể cả xa và gần) đã biết lấy văn hóa làm cốt lõi, giá trị cốt tủy để không mất đi cái riêng biệt, không nhòa đi cái đặc thù để mình không lẫn vào đâu mà vẫn đi được cùng thiên hạ. Hội An phải lấy cái “vốn văn hóa”, “vốn xã hội”, “cái riêng có” để phát triển thì mới đi lên vững chắc; phải biết tôn vinh những gía trị đích thực của văn hóa và con người Hội An- Đó chính là cái gốc rễvà mắc xích của mọi vấn đề. Anh hùng lao động, nguyên Bí thư Thành ủy- Chủ tịch HĐND Thành phố Hội An- đồng chí Nguyễn Sự nhấn mạnh.

KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY KINH NGHIỆM, KIÊN TRÌ SỰ LỰA CHỌN MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 23/03/2018

Kế thừa truyền thống anh hùng và kinh nghiệm của các thế hệ đi trước, phát huy lợi thế và tiềm năng của đô thị di sản và thành phố sinh thái, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để đưa thành phố tiếp tục tiến lên mạnh mẽ và vững chắc. Đó là quyết tâm và mục tiêu mà Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp nhân dân Hội An sẽ ra sức phấn đấu. Cơ hội đang mở ra nhưng cũng đối diện với những thách thức lớn, sẽ có hàng loạt vấn đề nan giải đặt ra về bảo vệ di sản văn hóa, tài nguyên sinh thái, các giá trị nhân văn; sẽ có sự xung động rất mạnh đến những yếu tố gốc rễ, cốt lõi được xem như là tiền đề và điều kiện mang tính bắt buộc cho sự phát triển bền vững.

Khẩu hiệu tuyên truyền kỷ niệm 10 năm thành lập Thành phố Hội An 22/03/2018

Hướng dẫn khẩu hiệu tuyên truyền kỷ niệm 10 năm thành lập Thành phố Hội An

THÀNH TỰU 10 NĂM TRÊN CÁC LĨNH VỰC 22/03/2018

Lĩnh vực kinh tế

Văn bản mới

tra cuu van ban
banner van ban trung uong

Video Clip

This text will be replaced

Thư viện hình ảnh

Liên kết hữu ích