Bão Sarika tiến vào Biển Đông
uct
du lịch, tour du lich
Bão Sarika tiến vào Biển Đông (16/10/2016)
Dự báo ngày 16.10, bão Sarika vào Biển Đông và khả năng còn tiếp tục mạnh hơn.
Đường đi và vị trí bão Sarika
 /// Nguồn: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn T.Ư
Đường đi và vị trí bão Sarika      NGUỒN: TRUNG TÂM DỰ BÁO KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN T.Ư
 
Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn T.Ư thông báo lúc 13 giờ ngày 15.10, tâm bão Sarika ở vào khoảng 14,7 độ vĩ bắc và 123,9 độ kinh đông, cách đảo Luzon (Philippines) khoảng 280 km về phía đông nam.
 
Vùng gần tâm bão, sức gió mạnh nhất đạt cấp 13 (từ 135 - 150 km/ giờ), giật cấp 16 - 17. Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng tây tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20 - 25 km. Đến 13 giờ ngày 16.10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 16,5 độ vĩ bắc và 118,5 độ kinh đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 680 km về phía đông.
 
Vùng biển nguy hiểm do ảnh hưởng của bão Sarika, với gió mạnh cấp 8 trở lên là khu vực bắc vĩ tuyến 15 và phía đông kinh tuyến 116. Dự báo ngày 16.10, bão Sarika vào Biển Đông và khả năng còn tiếp tục mạnh hơn. Cho đến khoảng 13 giờ ngày 17.10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 16,8 độ vĩ bắc và 113,6 độ kinh đông, trên vùng biển phía đông quần đảo Hoàng Sa, vùng gần tâm bão sức gió mạnh nhất cấp 13, giật cấp 15 - 16. Do ảnh hưởng của bão, khu vực bắc Biển Đông, bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa có gió mạnh cấp 8 - 11, vùng gần tâm bão đi qua cấp 12 - 13, giật cấp 15 - 16 khiến biển động dữ dội.
 
Trong hôm qua, Bộ Thông tin - Truyền thông (TT-TT) gửi công điện khẩn về việc chủ động ứng phó với mưa lũ và bão Sarika đến sở TT-TT các tỉnh, thành từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa, các doanh nghiệp bưu chính viễn thông gồm VNPT, Viettel, MobiFone, Vishipel và VNPost. Theo đó, Bộ TT-TT yêu cầu các tập đoàn và các sở TT-TT... triển khai ngay phương án phòng chống, ứng cứu, đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ các địa phương trong mọi tình huống.
 
Trong diễn biến khác, hôm qua thay mặt Thủ tướng, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng ký công điện gửi lời thăm hỏi, chia sẻ với đồng bào và chính quyền địa phương, chia buồn sâu sắc đến thân nhân các gia đình có người bị thiệt mạng do mưa lũ. Thủ tướng yêu cầu UBND các tỉnh theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, triển khai ngay các biện pháp khẩn cấp ứng phó theo cấp báo động, bảo đảm an toàn cho người dân, chủ động triển khai phương án khắc phục hậu quả. Sơ tán các hộ dân sinh sống tại các vùng nguy hiểm có nguy cơ bị ngập sâu, lũ quét, sạt lở đất đến nơi an toàn. Huy động mọi phương tiện, lực lượng, bằng mọi biện pháp tiếp cận những khu dân cư bị ngập sâu, chia cắt; tổ chức cứu trợ lương thực, nhu yếu phẩm cho nhân dân, nhất là những người dân chưa kịp sơ tán tại các khu vực bị ngập sâu, không để người dân bị đói, khát; nỗ lực cao nhất tìm kiếm những người mất tích; tổ chức thăm hỏi, động viên các gia đình bị thiệt hại, hỗ trợ cứu chữa người bị thương, mai táng chu đáo cho người bị thiệt mạng; bố trí chỗ ở tạm cho các hộ bị mất nhà cửa.
 
Thống kê của Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn cho biết tính đến tối 15.10, mưa lũ đã làm 10 người chết và 8 người mất tích. Quảng Bình là địa phương có người chết và mất tích nhiều nhất: 6 người chết, 6 người mất tích; Thừa Thiên-Huế: 1 người chết, 1 người mất tích; Nghệ An: 1 người chết, 1 người mất tích; Hà Tĩnh: 2 người chết.
 
Tại Hà Tĩnh, ông Dương Tất Thắng, Phó chủ tịch UBND tỉnh cho biết tối 14.10, đập thủy điện Hố Hô đã xả lũ với lưu lượng 1.800 m3/giây khiến nhiều khu vực dân cư phía hạ lưu thuộc huyện miền núi Hương Khê trở tay không kịp. Toàn tỉnh có 16 xã, trong đó có 9 xã ở H.Hương Khê bị cô lập; hơn 24.000 nhà dân bị ngập nước, trong đó có 2.576 hộ ngập trên 2 m; nước lũ cuốn trôi 2 nhà bán kiên cố, 1 nhà kiên cố phải di dời khẩn cấp...
 
Tại Nghệ An, nhiều thôn bản ở các huyện miền núi phía tây như: Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn bị cô lập, chia cắt; nhiều tuyến đường và khu dân cư ở TP.Vinh bị ngập chìm trong nước lũ; hàng nghìn héc ta hoa màu của người dân bị hư hỏng.
 
Tại Quảng Trị, H.Vĩnh Linh là địa phương bị thiệt hại nặng nhất. Khoảng 3 giờ sáng 15.10, nước bất ngờ dâng cao gây ngập tại thôn Phúc Lâm, Lai Xá (xã Vĩnh Long). Khoảng 1.000 nhà dân tại các xã Vĩnh Thủy, Vĩnh Lâm, Vĩnh Long bị ngập. Trong đó, xã Vĩnh Lâm ngập 390 nhà, xã Vĩnh Long 452 nhà ngập sâu từ 1 - 2 m. Có 10 trường, 3 trung tâm y tế bị ảnh hưởng, 150 ha hoa màu và trên 70% diện tích nuôi trồng thủy hải sản bị thiệt hại.
 
Tối qua, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã đến Quảng Bình và đi kiểm tra khu neo đậu ở Cảng cá Thanh Khê (H.Bố Trạch), thăm gia đình các nạn nhân bị thiệt hại trong lũ. Làm việc với lãnh đạo tỉnh, Phó thủ tướng yêu cầu cần có các biện pháp giúp đỡ, hỗ trợ người bị ảnh hưởng do mưa lũ ổn định cuộc sống và chủ động ứng phó với mưa bão sắp tới.

Nguồn: thanhnien.vn

Lượt xem:  939 Bản in Quay lại

Tin đã đưa
Trang 1 / 13 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
 Go To 
 
Xem theo ngày :

Văn bản mới

banner van ban trung uong

Video Clip

This text will be replaced

Thư viện hình ảnh

Website các phòng ban - xã phường