Kỳ 5: TẾT MẬU THÂN DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA
uct
du lịch, tour du lich
Kỳ 5: TẾT MẬU THÂN DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA (12/02/2018)
Trong lịch sử oai hùng của dân tộc Việt Nam cũng đã từng có một cái Tết Kỷ Dậu 1789 lẫy lừng với cuộc hành binh thần tốc của anh hùng áo vải Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh, làm chấn động đất trời Đông- Tây- Nam- Bắc. Nhiều đế chế phong kiến hùng mạnh thời bấy giờ phải nể phục một dân tộc Việt qủa cảm, anh hùng!

Và trong thời đại Hồ Chí Minh, dân tộc Việt Nam đã tiếp nối hào khí Thăng Long của Nguyễn Huệ, nâng lên một tầm cao mới mang ý nghĩa toàn cầu. Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 là một cuộc tổng động viên tinh thần và lực lượng lớn nhất trong lịch sử chiến tranh dựng nước, giữ nước và cứu nước của dân tộc ta; cũng được xem một chiến dịch bất ngờ và táo bạo nhất trong lịch sử chiến tranh nhân loại. Đương đầu với một kẻ địch hùng mạnh, tất yếu nhân dân ta phải chịu nhiều hy sinh tổn thất, nhưng với chiến dịch Mậu Thân 1968, đã thể hiện tài thao lược tuyệt vời trong lãnh đạo nhân dân tạo nên một bước ngoặt cực kỳ quan trọng cả về quân sự, chính trị và ngoại giao, tạo ra một cục diện mới có lợi cho cách mạng để tiếp tục tiến lên giành thắng lợi quyết định. Không những thế, ý nghĩa sâu xa của trận đánh lịch sử này là đã làm cho bản sắc văn hóa Việt Nam, bản lĩnh Việt Nam, trí tuệ Việt Nam được lan tỏa khắp năm châu.
Bởi vì, trong suốt gần 15 năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, nhân dân Việt Nam đã bao phen nếm mật nằm gai, bao bận vùng lên quật khởi ngoan cường, bao lần quyết tâm “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ!”. Nhưng lúc ấy, trên thế giới chưa ai tin là Việt Nam có thể thắng Mỹ. Sau những trận đánh Tết Mậu Thân trên toàn miền Nam, nhiều người tin Việt Nam sẽ chiến thắng. Trong số những người đó có Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là Giôn-xơn. Chính vì biết trước Mỹ sẽ thất bại trong chiến tranh Việt Nam nên Tổng thống Giôn- xơn đã không ra tranh cử nhiệm kỳ thứ hai và tuyên bố xuống thang chiến tranh, ngồi vào bàn đàm phán với chính phủ cách mạng Việt Nam.
Cũng với chiến dịch Mậu Thân 1968 mà từ “Tết” trong tiếng Việt được quốc tế hóa rộng rãi. Trong những ngày đó, báo chí thế giới phản ảnh sự kiện này vô cùng rầm rộ, họ không thể dịch trọn nghĩa được khái niệm Tết của Việt Nam nên đành phiên âm từ Tết ra các thứ tiếng. Cũng từ đó, không chỉ con dân nước Việt mà rất nhiều người trên thế giới hiểu rằng: Trong tâm thức người Việt Nam, cái Tết luôn đến với những điều mong ước đầm ấm an lành, là những ngày thiêng liêng nhất trong một năm của mỗi con người, mỗi gia đình và cả cộng đồng dân tộc; nhưng khi đất nước bị xâm lăng, xóm làng bị kẻ thù giày xéo, thì mỗi người dân Việt Nam sẵn sàng xếp lại cái sự bình yên, cái thiêng liêng của riêng mình, của gia đình mình để đổi lấy cái thiêng liêng lớn hơn, vĩ đại hơn là độc lập tự do, là Tổ quốc- dân tộc mình.
Từ những nông dân chân lấm tay bùn, một nắng hai sương, hiền như đất, thông thạo cuốc cày hơn cầm súng cầm gươm, không bao giờ muốn khói lửa binh đao; nhưng khi đất nước bị lâm nguy thì họ sẽ trở thành những người lính đầu trần chân đất, những đội quân tóc dài, một hai sống mái với kẻ thù, sẵn sàng chấp nhận hy sinh để đem lại cho con cháu những mùa xuân độc lập, tự do, hòa bình, thịnh vượng. Nhiều người cũng nghiệm ra một chân lý rằng: Nhân dân Việt Nam rất yêu chuộng hòa bình, không gây hấn với ai, càng không muốn thù oán với ai; nhưng ai mà xâm phạm đất nước này thì không thể được, là dân này sẽ chiến đấu đến giọt máu cuối cùng.
Với cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, một lần nữa sức mạnh của tinh thần yêu nước, ý chí cách mạng và bản lĩnh Việt Nam được thử thách và được minh chứng một cách hùng hồn./.

Ban biên tập

Lượt xem:  674 Bản in Quay lại

Tin đã đưa

Văn bản mới

banner van ban trung uong

Video Clip

This text will be replaced

Thư viện hình ảnh

Website các phòng ban - xã phường