Hội thảo quốc tế về Bảo tồn và phát huy giá trị các đô thị di sản
uct
du lịch, tour du lich
Hội thảo quốc tế về Bảo tồn và phát huy giá trị các đô thị di sản (14/06/2017)
Hôm nay,14/6, tại khách sạn Hội An, UBND tỉnh Quảng Nam phối hợp Ủy ban quốc gia UNESCO, Bộ VH, TT&DL, UBND thành phố Hội An, với sự hỗ trợ của Văn phòng UNESCO Hà Nội cùng UNHABITAT, tổ chức Hội thảo Quốc tế về "Bảo tồn và phát huy giá trị các đô thị di sản". Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện của Festival Di sản Quảng Nam lần thứ VI - 2017.

Hội thảo có sự tham dự của nhiều chuyên gia trong nước và nước ngoài trong lĩnh vực bảo tồn di sản.

Mục tiêu hội thảo nhằm tổ chức diễn đàn thảo luận giữa các chuyên gia trong nước và quốc tế, các nhà nghiên cứu, các cơ quan chính phủ và các bên liên quan về các vấn đề mới trong quy hoạch và quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững các đô thị di sản. Đánh giá hiệu quả Tuyên bố Hội An 2009 và 2003 về bảo tồn di tích lịch sử ở châu Á; khuyến khích những sáng kiến mới từ các chủ thể địa phương và khu vực tư nhân về cơ chế bảo vệ và phát triển bền vững tại các khu đô thị di sản. Qua hội thảo sẽ ra Tuyên bố Hội An 2017 về bảo tồn và phát triển các đô thị di sản trong bối cảnh đô thị hóa và tăng trưởng kinh tế.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Đinh Văn Thu mong muốn: "Hội thảo lần này nhằm tìm ra những giải pháp hiệu quả hướng đến bảo tồn vững chắc, phát huy giá trị lâu dài cho đô thị di sản Hội An. Chúng tôi mong muốn và hy vọng được đón nhận những ý kiến quý báu của các nhà quản lý, các chuyên gia trong nước và quốc tế, giúp Hội An - Quảng Nam có nhiều kinh nghiệm hơn nữa trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa tiêu biểu này".

 Hội thảo đánh giá, Hội An là một đại diện điển hình cho quá trình tăng trưởng kinh tế và đô thị hóa nhanh chóng đang diễn ra ở hầu khắp các lịch sử của châu Á. Các khu di sản này, bao gồm các kết cấu xây dựng chính và các thành tố di sản phi vật thể có liên quan đã trở thành nguồn lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế- xã hội, đặc biệt là ngành du lịch. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế và đô thị hóa nhanh chóng đã tạo ra áp lực phát triển cho các nguồn lực cốt lõi này, cũng như đặt ra nhiều câu hỏi về phát triển bền vững.

Việc quy hoạch và phát triển không gian xung quanh các khu vực di sản vật thể và thiên nhiên của địa phương là một thách thức rất lớn với các chính quyền. Sự phát triển du lịch với nhiều loại hình sản phẩm và dịch vụ đa dạng đã góp phần cải thiện nguồn sinh kế và thu nhập cho người dân và tạo cơ hội cho các doanh nghiệp địa phương. Tuy nhiên, kèm theo đó là các khu dân cư mới được hình thành cùng với các vấn đề về vệ sinh môi trường, giao thông và an ninh. Việc hình thành các vành đai bảo vệ và các không gian công cộng xung quanh di sản là điều cần thiết nhưng không thể thực hiện trong bối cảnh các di sản nằm trong khu vực đô thị, nơi mà giá trị đất đai được gia tăng nhanh chóng và quỹ đất hạn chế.

Bên cạnh đó, khu vực phát triển tiếp giáp với khu vực di sản rất cần được thiết kế sao cho phù hợp đảm bảo tính hợp nhất giữa truyền thống và hiện đại. Sự kết nối này giúp bảo tồn các giá trị di sản, đồng thời tạo ra sự sống mới cho chính các giá trị đó thông qua các hoạt động phát triển kinh tế.

Các phương thức bảo tồn di sản văn hóa phù hợp cần phải được nhận diện trong bối cảnh đô thị với các cộng đồng đang sinh sống và phát triển. Điều này đòi hỏi sự khéo léo trong việc cân bằng giữ bảo tồn và phát triển, hay bảo vệ chính xác thực trong khi vẫn thúc đẩy sáng tạo.

Các đô thị di sản, đặc biệt là các thành phố dọc bờ biển hiện đang phải đối mặt với những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và thảm họa thiên nhiên. Đây thực sự là thách thức lớn đối với cách thức bảo tồn truyền thống và đòi hỏi nỗ lực hơn nữa với tầm nhìn dài hạn mang tính chiến lược.

Cùng với sự tăng trưởng kinh tế và vai trò ngày càng quan trọng của các đô thị trong tiến trình phát triển chung, vấn đề bảo vệ các thành phố di sản ở các nước đang phát triển ở châu Á không còn phụ thuộc hoàn toàn vào các trợ giúp quốc tế. Cơ hội đang mở ra cho khối tư nhân, đặc biệt là các chủ thể địa phương, được tham gia sâu hơn vào các nỗ lực bảo vệ di sản. Do đó, câu hỏi đặt ra cho Chính phủ và Ban quản lý các khu di sản không chỉ là các phương thức ngăn chặn và giảm thiểu các tác động tiêu cực từ quá trình phát triển mà còn hướng đến các cơ chế đảm bảo và tăng cường sự tham gia của khối doanh nghiệp tư nhân vào công cuộc bảo tồn di sản và thúc đẩy sáng tạo.

Những ý kiến đóng góp của các chuyên gia Việt Nam và quốc tế qua hội thảo; sự hợp tác giúp đỡ về khoa học và tài chính của các tổ chức quốc tế nhằm mục đích bảo tồn và phát huy tốt hơn nữa loại hình đô thị di sản. Trong bối cảnh mới với sự phát triển đô thị nhanh chóng tại các đô thị lịch sử ở châu Á như Hội An cũng như bối cảnh toàn cầu về huy động tổng thể các nguồn lực để đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững mới./.

TRUNG AN MỸ

 

Lượt xem:  1,060 Bản in Quay lại

Tin đã đưa
Trang 1 / 47 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 20
 Go To 
 
Xem theo ngày :

Văn bản mới

banner van ban trung uong

Video Clip

This text will be replaced

Thư viện hình ảnh

Website các phòng ban - xã phường