Hơn 70 hộ gia đình, cán bộ, đoàn viên, hội viên, đại diện các tổ hợp tác du lịch cộng đồng, các thanh niên khởi nghiệp, các hộ kinh doanh, các mô hình sản xuất lúa hữu cơ…đã nêu 20 lượt ý kiến liên quan đến hoạt động phát triển kinh tế tại địa phương như: hoạt động sản xuất lúa hữu cơ định hướng nhân rộng trong thời gian đến, hoạt động trồng rau hữu cơ, các sản phẩm đặc trưng của địa phương như ngũ cốc, tương ớt…hoạt động kinh doanh buôn bán tại chợ Cẩm Kim, hoạt động đón khách thăm quan du lịch tại trung tâm làng nghề xã Cẩm Kim, cơ chế chính sách để duy trì phát triển các nghề điêu khắc và các hoạt động tại các kiốt tại làng nghề, việc kết hợp chuỗi hoạt động liên kết đón khách du lịch thăm quan trên địa bàn xã Cẩm Kim từ tổ hợp tác du lịch cộng động, các điểm thăm quan với trung tâm làng nghề Kim Bồng. Đề xuất những nội dung liên quan đến trồng các tuyến đường hoa, nâng cấp các điểm đến thăm quan, quy chế về xây dựng, công tác chuyển đổi số, quản bá hình ảnh, nét đẹp của xã Cẩm Kim. Đào tạo đội ngũ kế thừa của các nghề thủ công như đan thúng chai, chiếu cói…Hằng năm vào dịp lễ hội làng nghề Kim Bồng, địa phương tổ chức các hoạt động thu hút đông đảo các tầng lớp Nhân dân, du khách trong và ngoài địa phương đến thăm quan và xem lễ hội, đề nghị cần tập trung duy trì và nâng cấp mức cao hơn đối với việc tổ chức lễ hội, cần có phương án duy trì và tổ chức chợ phiên thường xuyên mỗi tháng 1 lần kết hợp với hoạt động hô hát bài chòi, để tạo nét riêng cho Kim Bồng.
![](/Uploaded/image/Xa_Phuong/Cam%20Kim/Phu%20nu/%C4%91t%201.jpg)
Ông: Phan Trọng Nhân – Thành ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND phát biểu khai mạc và định hướng phát biểu những nội dung trọng tâm, hiến kế, biện pháp để phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian đến.
Ông Huỳnh Ngọc Hùng – Chủ tịch UBND xã Cẩm Kim cho biết, hiện nay tình hình kinh tế tại địa phương cơ bản có bước chuyển mới trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là hoạt động đón khách du lịch đến thăm quan, cơ sở hạ tầng được đầu tư nâng, các mô hình được địa phương vận động các tầng lớp Nhân dân tham gia nhằm phát triển kinh tế nâng cao đời sống thu nhập cho người dân như mô hình chuối hữu cơ, rau hữu cơ, lúa hữu cơ, lúa ST 25 năng suất cao, trồng cây dược liệu…các mô hình văn hóa, môi trường được Ủy ban MTTQ Việt Nam xã và các tổ chức thành viên tập trung xây dựng như: Mô hình khu dân cư “ sáng – xanh – sạch – đẹp và an toàn” và nhiều mô hình khác của Đoàn thiên, Hội LHPN, Hội CCB… mục đích vận động Nhân dân chung tay, tự quản tạo nên môi trường sạch đẹp, bề mặt Cẩm Kim ngày còn khang trang, đúng nghĩa làng quê sinh thái. Năm 2005, làng mộc Kim Bồng được công nhận làng nghề truyền thống; năm 2016 được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Bên cạnh nghề mộc điêu khắc, mộc dân dụng, đóng sửa tàu thuyền, nghề thợ nề, đan thúng, dệt chiếu,.. Cẩm Kim có văn hóa ẩm thực, hệ động thực vật, sinh thái phong phú.
“Phát triển các mô hình sinh kế cộng đồng bền vững kết hợp du lịch sinh thái”,…
Xã Cẩm Kim được TP. Hội An định hướng phát triển “Làng quê – Làng nghề sinh thái” với các mô hình làng sinh thái, văn hóa, du lịch đặc trưng”./.