I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Triển khai thực hiện nghiêm túc Kế hoạch số 3725/KH-CAT-PC07 ngày 12/10/2022 của Giám đốc Công an tỉnh; Kế hoạch 2151/KH-CATP-QLHC ngày 14/10/2022 đảm bảo nội dung và tiến độ theo kế hoạch. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về PCCC, chấm dứt ngay tình trạng cơ sở không đủ điều kiện an toàn về PCCC, chưa được thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về PCCC nhưng vẫn hoạt động, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về ANTT hoặc cơ sở không đủ điều điều kiện nhưng vẫn được thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về PCCC.
2. Đánh giá đúng thực trạng về PCCC đối với cơ sở theo địa bàn; kiểm tra, xử lý 100% hành vi vi phạm về PCCC, tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động theo đúng quy định tại Điều 17 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.
3. Làm tốt công tác tham mưu, phát huy vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền địa phương, cơ quan quản lý, cơ quan, tổ chức, cơ sở và người dân trong công tác PCCC trên địa bàn phường; kết hợp tổng kiểm tra, rà soát với tăng cường tuyên truyền nâng cao ý thức, kỹ năng của người dân về PCCC; kiện toàn, củng cố lực lượng tại chỗ làm công tác PCCC và CNCH tại khu dân cư, cơ sở đáp ứng phương châm “4 tại chỗ” bảo đảm thực chất, hiệu quả.
4. Công tác rà soát, kiểm tra, xử lý vi phạm về PCCC phải được triển khai quyết liệt, toàn diện, đúng tiến độ, bảo đảm khách quan và tuân thủ theo quy định của pháp luật. Hạn chế ảnh hưởng tối đa đến hoạt động bình thường của các cơ quan, doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh.
II. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, NỘI DUNG KIỂM TRA
1. Đối tượng kiểm tra
Cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP; khu dân cư.
2. Thời gian kiểm tra: Từ ngày 25/10/2022 đến ngày 15/12/2022.
3. Nội dung kiểm tra
- Trách nhiệm về PCCC và CNCH của người đứng đầu cơ quan, tổ chức theo quy định tại Điều 5 Luật PCCC và Nghị định số 83/2017/NĐ-CP. Trong đó cần lưu ý trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở trong việc duy trì các điều kiện an toàn về PCCC và CNCH tại cơ sở; việc thực hiện các kiến nghị của cơ quan có thẩm quyền trong công tác PCCC và CNCH.
- Điều kiện an toàn PCCC và CNCH đối với cơ sở theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP và Điều 12 Nghị định số 83/2017/NĐ-CP, tập trung kiểm tra về: (1) Hồ sơ theo dõi quản lý về PCCC và CNCH của cơ sở; (2) Duy trì các yêu cầu đường giao thông dành cho xe chữa cháy, khoảng cách an toàn PCCC và nguồn nước chữa cháy; mặt bằng, công năng sử dụng; giải pháp ngăn cháy lan, giải pháp thoát nạn; trang bị và duy trì hoạt động của hệ thống, thiết bị PCCC và CNCH, các hệ thống kỹ thuật khác có liên quan… theo quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng với thời điểm cơ sở đưa vào hoạt động (hoạt động trước khi Luật PCCC năm 2001 có hiệu lực thi hành; trong thời gian tiêu chuẩn TCVN 2622-1995, QCVN 06:2010/BXD, QCVN 06:2021/BXD có hiệu lực thi hành và các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật khác có liên quan); (3) Quản lý, sử dụng hệ thống thiết bị điện, nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt, hóa chất dễ cháy nổ; (4) Hoạt động của lực lượng PCCC cơ sở; các biện pháp phòng ngừa sự cố, tai nạn... Đối với loại hình cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke cần tập trung kiểm tra về đường, lối thoát nạn; chống tụ khói, ngăn cháy lan, nhất là việc sử dụng vật liệu trang trí nội thất, cách âm bảo đảm tính chịu lửa theo quy định; trang bị hệ thống chữa cháy, báo cháy tự động và kết nối liên động để tự động ngắt hệ thống điện của dàn âm thanh tại các phòng hát karaoke khi có tín hiệu báo cháy. Đối với các cơ sở kinh doanh karaoke được xây dựng và đưa vào hoạt động trước ngày Thông tư 47/2015/TT-BCA ngày 06/10/20215 hướng dẫn về đảm bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở kinh doanh karaoke (sau đây viết gọn là Thông tư 47/2015/TT-BCA) có hiệu lực thi hành thì sau 24 tháng kể từ ngày Thông tư 47/2015/TT-BCA có hiệu lực thi hành, các cơ sở đang hoạt động kinh doanh karaoke thực hiện đảm bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy theo hướng dẫn tại Thông tư 47/2015/TT-BCA.
- Điều kiện về PCCC và CNCH đối với khu dân cư theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP, tập trung kiểm tra các điều kiện như sau: (1) Có nội quy về phòng cháy và chữa cháy, về sử dụng điện, sử dụng lửa và các chất dễ cháy, nổ phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an; (2) Hệ thống giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy, giải pháp chống cháy lan, phương tiện phòng cháy và chữa cháy bảo đảm số lượng và chất lượng phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an; (3) Có phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt; (4) Công tác huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ của lực lượng dân phòng.
III. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
1. Tổ chức rà soát, lập danh sách 100% các cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC theo địa bàn và các cơ sở còn lại được phân cấp quản lý theo đơn vị hành chính cấp cấp xã. Trong đó:
- Tổ chức rà soát, lập danh sách 100% các cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.
- Tổng hợp, báo cáo danh sách cơ sở do UBND cấp xã quản lý báo cáo về Công an thành phố (qua Đội CSQLHC về TTXH) trước ngày 25/10/2022. Sau đó tiếp tục rà soát và báo cáo bổ sung danh sách theo báo cáo định kỳ 15 ngày.
2. Tổng kiểm tra an toàn về PCCC và CNCH đối với 100% cơ sở thuộc diện quản lý nhà nước về PCCC, tập trung kiểm tra kỹ các cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự, cơ sở có quy mô lớn, tập trung đông người, có tính chất nguy hiểm cháy, nổ cao như: Khách sạn, nhà trọ, cơ sở kinh doanh karaoke, nhà cao tầng, chợ, nhà kho, xưởng sản xuất… (cơ sở đã được Cơ quan Công an, UBND cấp xã kiểm tra an toàn về PCCC và CNCH định kỳ theo quy định, cơ sở đang tạm ngừng hoạt động phải tổ chức kiểm tra, nắm tình hình và báo cáo theo Kế hoạch này). Kiến nghị thời hạn khắc phục và xử phạt vi phạm hành chính về PCCC và CNCH theo quy định của Nghị định 144/2021/NĐ-CP, tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động theo quy định của Nghị định 136/2020/NĐ-CP, trong đó:
- Đối với cơ sở đang hoạt động nhưng còn tồn tại, vi phạm về PCCC trong giai đoạn đầu tư xây dựng (bao gồm các cơ sở đã được thẩm duyệt, nghiệm thu về PCCC) và trong quá trình hoạt động: Có văn bản yêu cầu ngừng hoạt động đối với các cơ sở có nguy cơ cháy, nổ cao, không đảm bảo an toàn, không bảo đảm yêu cầu về ngăn cháy lan, thoát nạn, trang bị hệ thống báo cháy, chữa cháy và bắt buộc khắc phục theo đúng các quy định của pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về PCCC tương ứng với thời điểm cơ sở đưa vào hoạt động; tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện, xử lý nghiêm các trường hợp không chấp hành kiến nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Đối với các cơ sở đang bị tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động, tự ngừng hoạt động: (1) Cơ sở, hộ kinh doanh thuộc diện phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện về ANTT: Công an thành phố thực hiện kiểm tra, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện về ANTT đối với trường hợp không bảo đảm điều kiện an toàn về PCCC và CNCH; chỉ cấp lại khi đủ điều kiện an toàn PCCC; (2) Cơ sở, hộ kinh doanh không thuộc diện phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện về ANTT: Có văn bản đề nghị các Sở, UBND thành phố, các phòng ban có thẩm quyền thu hồi giấy phép kinh doanh đối với trường hợp không bảo đảm điều kiện an toàn PCCC và CNCH theo quy định của pháp luật; chỉ cấp lại khi đủ điều kiện an toàn PCCC.
- Thông báo công khai trên trang thông tin điện tử, phương tiện truyền thông danh sách cơ sở đang bị tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động, cơ sở ngừng hoạt động, cơ sở không bảo đảm an toàn về PCCC và CNCH để chính quyền địa phương, người dân giám sát; giao Công an xã, phường giám sát việc khắc phục, hoạt động của các cơ sở trên địa bàn, kịp thời báo cáo khi phát hiện hành vi vi phạm cho đến khi được hoạt động trở lại.
- Yêu cầu người đứng đầu cơ sở, chủ hộ kinh doanh sau khi khắc phục các tồn tại, vi phạm về PCCC và CNCH phải có báo cáo kết quả thực hiện. Cơ quan Công an trực tiếp quản lý cơ sở tổ chức kiểm tra bảo đảm chỉ những cơ sở đáp ứng đầy đủ các điều kiện an toàn về PCCC và CNCH mới được hoạt động trở lại.
3. Trên cơ sở kết quả rà soát, kiểm tra:
- Hoàn thành việc lập hồ sơ quản lý về PCCC và CNCH đối với cơ sở, phương án chữa cháy, phương án CNCH theo quy định (rà soát, kiểm tra đến đâu, hoàn thiện đến đó); đảm bảo công tác quản lý, kiểm tra an toàn về PCCC và CNCH được thực hiện đúng quy định, kiên quyết không để “sót, lọt”, tham nhũng, tiêu cực trong công tác này.
- Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức của người đứng đầu cơ sở, người dân trong thực hiện các quy định về PCCC và CNCH; tổ chức xây dựng và nhân rộng các mô hình an toàn về PCCC tại địa bàn đáp ứng yêu cầu trong công tác PCCC và CNCH.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Công an phường
- Tập hợp kết quả tổng kiểm tra, rà soát các cơ sở thuộc Phụ lục IV Nghị định số 136/2020/NĐ-CP, khu dân cư trên địa bàn, báo cáo BCĐ PCCC.
- Soạn thảo, chuẩn bị các nội dung để cung cấp, hướng dẫn Tổ kiểm tra thực hiện đúng quy định, quy trình trong công tác kiểm tra.
- Tham gia tổ kiểm tra kết hợp tuyên truyền về PCCC và hộ kinh doanh và các cơ sở trên địa bàn.
- Thực hiện kiểm tra, giám sát việc chấp hành quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động, cam kết tự ngưng hoạt động của cơ sở tại địa bàn.
2. Văn phòng UBND phường
- Tham mưu Chủ tịch UBND phường thành lập các tổ kiểm tra tiến hành kiểm tra đối với 100% cơ sở được phân cấp quản lý (đối với các cơ sở trong năm 2022 đã được kiểm tra định kỳ đủ số lượt theo quy định tại Nghị định 136/2020/NĐ-CP thì tổ chức kiểm tra đột xuất, đối với cơ sở chưa được kiểm tra thì tiến hành kiểm tra định kỳ theo quy định).
- Phối hợp Công an phường kịp thời nghiên cứu, ban hành Kế hoạch, hướng dẫn, biên bản kiểm tra; thông báo kiến nghị sau khi kiểm tra; tạm đình chỉ, đình chỉ các cơ sở vi phạm an toàn PCCC.
- Tham mưu văn bản chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể phối hợp kiểm tra, giám sát các cơ sở tạm đình chỉ, đình chỉ hoặc ngưng hoạt động; không để lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm, chống tiêu cực trong giám sát, kiểm tra. Quán triệt cán bộ, công chức phường, cán bộ, đảng viên khối phố có người thân tham gia kinh doanh tại các cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC phải tuyên truyền, vận động người thân chấp hành các quy định về PCCC, hướng dẫn, kiến nghị của lực lượng kiểm tra; nghiêm cấm can thiệp vào hoạt động rà soát, kiểm tra, xử lý.
3. Bộ phận Tài chính – Ngân sách, Thuế của phường
- Kịp thời rà soát, có danh sách các cơ sở đăng ký kinh doanh các cấp trên địa bàn phường, các cơ sở kinh doanh có đóng thuế để phục vụ Tổ kiểm tra tiến hành việc kiểm tra, kiến nghị các điều kiện, giải pháp đảm bảo an toàn PCCC và CNCH.
- Đề xuất kinh phí phục vụ việc in ấn, phát hành các biểu mẫu phục vụ việc kiểm tra; kinh phí tổ chức việc tổng kiểm tra an toàn PCCC và CNCH trên địa bàn phường theo kế hoạch.
Lãnh đạo phường yêu cầu các ngành, đoàn thể, khối phố và các bộ phận có liên quan triển khai thực hiện nghiêm túc. Trong quá trình thực hiện có khó khăn, vướng mắc kịp thời báo cáo về Công an phường (Thường trực BCĐ PCCC và CNCH phường) để được hướng dẫn./.
Ảnh:Kiểm tra công tác PCCC tại cơ sở sản xuất , kinh doanh trên địa bàn phường.