Nhằm cầu mong cho Quốc thái dân an, nhà nhà an lành, mùa màng bội thu và tri ân công đức Tổ nghề. Đồng thời giáo dục cho con cháu và thế hệ trẻ của làng gốm nhớ đến nguồn cội, lịch sử của làng nghề. Giỗ Tổ nghề Gốm được tổ chức thường niên vào ngày Mồng 9 & 10 tháng 7 âm lịch, tại khu Tổ miếu Nam Diêu, thuộc Khối Nam Diêu - Thanh Hà.
Góp phần đẩy mạnh công tác quảng bá, giới thiệu hình ảnh làng nghề truyền thống với du khách, đồng thời giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương, để họ yên tâm gắn bó với làng nghề và có ý thức bảo tồn, phát huy nghề gốm truyền thống, gắn liền với việc đào tạo nghề cho thế hệ trẻ.
Chương trình cụ thể :
1/ Phần Lễ:
Thời gian: Lễ giỗ Tổ nghề gốm diễn ra trong 02 ngày từ ngày 22/8/2015 đến ngày 23/8/2015 (Nhằm ngày Mồng 9 & 10 tháng 7 năm Ất Mùi).
+ Ngày 22/8/2015 ( Nhằm mồng 9 tháng Bảy năm Ất Mùi)
* Từ 16 giờ 00’ – 17 giờ 30’: Cúng lễ Túc (Ban Tế lễ làng Gốm)
+ Ngày 23/8/2015 ( Nhằm Mồng 10 tháng 7 năm Ất Mùi )
* Từ 6 giờ 30’ – 17 giờ 00’:
Địa điểm: Tại Khu Tổ miếu Nam Diêu thuộc khối Nam Diêu – Thanh Hà
Ngày 23/8 /2015 ( Nhằm ngày Mồng 10 tháng 7 /ÂL):
* Từ 6 giờ 30’ đến 8 giờ 00’: Lễ rước kiệu Tổ nghề Gốm từ khu miếu Lùm Bà Dàng – khối Thanh Chiếm về khu miếu Tổ nghề Nam Diêu ( phương thức di chuyển: đi bộ).
* Lộ trình: Xuất phát từ Tổ miếu Nam Diêu – khối Nam Diêu, Đường Phạm Phán Đường Duy Tân Đường Hùng Vương Đường bê tông Tổ 34 – khối Thanh Chiếm Miếu Lùm Bà Dàng và ngược lại (Về lại Tổ miếu Nam Diêu để tiến hành tổ chức lễ tế chính).
* Từ 8 giờ 00’ đến 8 giờ 30’: Khai mạc Lễ Hội
* Từ 8 giờ 30’ đến 9 giờ 00’: Dâng lễ vật Giỗ Tổ nghề tại Tổ miếu Nam Diêu.
+ Phát biểu khai mạc của BTC
+ Tặng hoa các đơn vị tham gia tài trợ.
* Từ 9 giờ 00’ đến 10 giờ 30’: Tế lễ (Tế 05 viên thờ trong khu miếu Nam Diêu).
+ Tế lễ theo theo nghi thức cổ truyền như: Xướng tế, hành tế, tả hữu phân hiến, cổ nhạc, dọc văn tế....
(Tổ chức theo các nghi lễ truyền thống do Người cao tuổi, Ban trị sự miếu Nam Diêu và các hộ dân sản xuất gốm đảm nhận thực hiện).
2/ Phần hội:
Thời gian: Ngày 22/8/2015 (Ngày Mồng 9/ 7 / ÂL).
*Từ 19 giờ 00’ – 21 giờ 00’: Trò chơi diễn xướng dân gian Hội hô bài chòi (Trung tâm VH-TT T/p Hội An ).
Thời gian: Ngày 23/ 8/2015 ( Ngày Mồng 10/7/ÂL)
(Các hoạt động trên được tiến hành từ 9 giờ 00 đến 17 giờ 00’ ngày 23/8/2015; có lịch từng hoạt động cụ thể)
a/ Thi chuốt gốm: Chuốt các sản phẩm truyền thống của làng nghề ( BTC sẽ đưa ra chủ đề của sản phẩm đối với các đội dự thi).
Đối tượng tham gia: các cơ sở sản xuất gốm và du khách.
Các đội tham gia dự thi: từ 02 – 03 thành viên; trang phục, trang thiết bị và vật liệu phụ vụ cho dự thi các cơ sở sản xuất gốm tự túc.
b/ Thi nặn con thổi (12 con giáp): Tạo ra các sản phẩm khéo tay, đẹp mắt, âm thanh to rõ ràng; (phần này dành cho các em, các cháu có độ tuổi thanh – thiếu niên và du khách).
c/ Nấu cơm niêu: Nồi nấu cơm là sản phẩm được sản xuất tại làng nghề GốmThanh Hà, các vật liệu khác như: củi, nước, bếp nấu bằng gạch... do các đội dự thi chuẩn bị; (riêng gạo nấu do BTC cung cấp).
d/ Thi sáng tác mẫu gốm mới và Trưng bày sản phẩm gốm: Mẫu gốm mới phải đảm bảo tính thẩm mỹ và chất lượng. Các sản phẩm trưng bày được sản xuất tại làng nghề gốm Thanh Hà, đa dạng về nội dung, phong phú về hình thức. (Đối tượng dự thi là các hộ trực tiếp sản xuất Gốm và mời Công viên Đất nung tham gia).
e/ Bịt mắt đập nồi, bùng binh: gồm 8 đội dự thi ( Mỗi đội 02 thành viên: trong đó 01 Nam và 01 Nữ): yêu cầu: phải trúng đích và vỡ nồi, bùng binh mới được tinh điểm.
g/ Bắt cá trong chum: (Chum chứa nước vật liệu bằng gốm).
h/ Kéo co: Mỗi đội 10 VĐV ( 05 Nam – 05Nữ) có 8 Đội tham gia.
* Tặng quà lưu niệm cho Đại biểu và du khách: (quà lưu niệm được sản xuất làng nghề gốm Thanh Hà).