Thứ nhất, đó là sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ cũng như sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành, các vụ, cục trong sửa đổi, bãi bỏ các TTHC có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ được giao.
Thứ hai, sự vào cuộc chủ động trong công tác tham mưu của Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ pháp chế đối với Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ trong việc triển khai thực thi các nghị quyết của Chính phủ về đơn giản hóa, cũng như làm tốt chức năng đốc việc của Văn phòng bộ.
Thứ ba, vai trò chủ động, tích cực của các bộ, ngành, các vụ, cục trong việc thực thi các phương án đơn giản hóa TTHC một cách khoa học. Qua các buổi làm việc thấy nhiều Bộ, ngành bên cạnh việc thực thi phương án đơn giản hóa TTHC lại mở rộng sang các nội dung khác để sửa đổi, bổ sung tổng thể văn bản (nghị định, thông tư) – những vấn đề mới cần có thời gian nghiên cứu hoặc mỗi nhóm thủ tục lại sửa riêng rẽ từng văn bản có thể dẫn đến kéo dài thời hạn thực thi.
Thứ tư, cần phải có nhận thức đúng và cách làm thực thi các phương án đơn giản hóa các thủ tục thuộc phạm vi chức năng quản lý của bộ, ngành, với mong muốn sớm đưa các phương án đơn giản hóa này đi vào cuộc sống phục vụ tốt hơn cho người dân và cộng đồng doanh nghiệp.
Ông Ngô Hải Phan cho rằng, nếu các bộ thực hiện đúng nghị quyết của Chính phủ chỉ tập trung sửa đổi các thủ tục theo phương án nêu trong Nghị quyết, áp dụng triệt để kỹ thuật dùng 1 văn bản sửa nhiều văn bản (dự thảo một nghị định để sửa nhiều nghị định, một thông tư sửa nhiều thông tư) và hội tụ đủ 3 yếu tố nêu trên thì chắc chắn sẽ hoàn thành vượt tiến độ thực hiện Đề án 30.
Tiếp nhận, xử lý các về quy định hành chính
Nhằm hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương kịp thời phát hiện và chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính trong phục vụ nhân dân, cũng như kịp thời xem xét để sửa đổi những cơ chế, chính sách, TTHC không còn phù hợp, đang là rào cản cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của nhân dân, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14/2/2008 và Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 6/8/2010 để thiết lập hành lang pháp lý cho người dân trong việc phản ánh, kiến nghị tới Chính phủ, Thủ tướng chính phủ, các bộ, ngành, địa phương về những vướng mắc trong quá thực hiện các cơ chế, chính sách và TTHC, đồng thời quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước trong việc xử lý các vướng mắc, kiến nghị của người dân.
Ông Ngô Hải Phan cũng cho rằng để làm tốt được việc này bên cạnh đòi hỏi sự cố gắng, nỗ lực của các cơ quan chức năng trong việc tiếp nhận, xử lý các phản ánh, kiến nghị của nhân dân, còn cần sự tham gia chủ động, tích cực, trách nhiệm từ phía người dân đối với công việc này.
Việc gửi phản ánh kiến nghị được thực hiện qua đường công văn hành chính và thư điện tử hoặc qua trang web.
Cụ thể địa chỉ: Cục Kiểm soát thủ tục hành chính, Văn phòng Chính phủ số 1 Hoàng Hoa Thám, Ba Đình, Hà Nội và Trang tin điện tử của Cục tại địa chỉ www.thutuchanhchinh.vn; Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tại địa chỉwww.chinhphu.vn