Người Hội An lạ lẫm với "Ký ức Hội An"
uct
du lịch, tour du lich
Người Hội An lạ lẫm với "Ký ức Hội An" (07/04/2018)
Được đầu tư công phu, hoành tráng thế nhưng chương trình biểu diễn thực cảnh "Ký ức Hội An" lại mang đến cho những người sinh ra và lớn lên ở Hội An, yêu mến Hội An một hình dung thật xa lạ về nơi này.

Chương trình biểu diễn thực cảnh Ký ức Hội An khiến nhiều người đặt câu hỏi "Đâu mới là Ký ức của Hội An?"

Với thông điệp “Một ngày Hội An - Trăm năm hoài cổ”, chương trình nghệ thuật biểu diễn thực cảnh “Ký ức Hội An” được dàn dựng nhằm tái hiện lại quá trình lịch sử của phố Hội. Đây là vở nhạc kịch được quảng bá rộng rãi với 500 diễn viên, biểu diễn hàng đêm, tái hiện đời sống phố Hội, thương cảng nổi tiếng thế kỷ 16, 17, điểm nối Việt Nam với con đường tơ lụa huyền thoại và những câu chuyện tình, điển tích.

Những người con của Hội An và khách du lịch chắc hẳn dành rất nhiều kỳ vọng cho chương trình này khi lịch sử của phố Hội được giới thiệu rộng rãi đến với công chúng. Thế nhưng, ngay sau đêm diễn đầu tiên, nhiều người đã trở về nhà với cái lắc đầu ngao ngán: “Tôi thất vọng hoàn toàn”.

Nhà văn Trần Kỳ Trung – một người sinh ra và lớn lên ở phố Hội - cho rằng, đây là chương trình hoành tráng, sân khấu đẹp, ánh sáng tốt và nghệ thuật chuyển cảnh rất giỏi. “Chương trình dùng ánh sáng, không gian 3D giỏi - đó là những điều mà không thể phủ nhận. Thế nhưng, mình đi xem không phải vì những điều đó” - nhà văn Trần Kỳ Trung nói.

Theo nhà văn Trần Kỳ Trung, một chương trình nói về Hội An thì khi nhìn vào phải thấy ngay rằng đây chính là Hội An của chúng ta. Nó được thể hiện từ trang phục, những làn điệu dân ca, những bài chòi, những cái rớ hay rộng hơn là cả phong cảnh chứ không chỉ riêng những mái nhà cổ. Làn điệu bài chòi đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, là niềm tự hào ở khu vực Nam Miền Trung này thì trong vở diễn hoàn toàn vắng bóng. Hơn nữa, những chi tiết về trang phục, hành động của diễn viên cũng không khiến người xem liên tưởng đến một Hội An xưa, mà nó giống như đang tái hiện lại lịch sử của một vùng đất khác.

“Buồn nhất là màn trình diễn áo dài, phải chăng đây là y phục và cả đội nón không đúng cách đội nón của người con gái Việt. Chiếc nón che mưa, che nắng, làm quạt lúc không gió, che nụ cười e ấp… tôn cái đẹp rực rỡ trên nét mặt người con gái, rất văn minh chứ không phải là chiếc “gông” đè nặng lên đầu của người đội nón trong “ký ức Hội An”.

Và cũng lần đầu tiên tôi thấy, trên sân khấu người con gái Việt Nam, mất hẳn mái tóc nuột nà, đen mượt. Thay vào đó là một chiếc dây đỏ dài độ một mét, buộc vắt vẻo sau lưng người con gái trông giống như đuôi sam của mấy ông quan triều Thanh (Trung Hoa) hay phát trên tivi” - nhà văn Trần Kỳ Trung phân tích.

Hội An là mảnh đất vốn dĩ đẹp từ những điều bình dị, từng viên ngói cũ, từng mảng tường rêu, những mái nhà cổ... và người ta yêu mến Hội An cũng từ những điều như vậy. Một chương trình hoành tráng vốn dĩ đã quá tải với một Hội An nhỏ bé, vậy nên khi những chi tiết trong vở diễn được dàn dựng nên không thực sự đúng với những gì Hội An vốn có thì càng khiến cho "Ký ức Hội An" xa lạ với người Hội An.

Theo báo Lao Động

Lượt xem:  990 Bản in Quay lại

Tin đã đưa
Trang 1 / 54 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 30 50
 Go To 
 
Xem theo ngày :

Văn bản mới

banner van ban trung uong

Video Clip

This text will be replaced

Thư viện hình ảnh

Website các phòng ban - xã phường